Page 139 - Di san van hoa An Duong
P. 139

tiền tế (còn gọi là đại bái), hai tòa nhà cách nhau khoảng hơn 1m. Tòa đại bái
             nền cao tương đương với tòa phương đình, bậc cấp từ sân bước lên đình chỉ còn
             hơn một bậc. Trước đây là ba bậc nhưng mặt bằng sân đã nâng cao nên bậc cấp
             đã bị thấp đi. Đình Khinh Dao có mặt bằng kiến trúc kiểu chữ đinh, năm gian

             đại bái và ba gian hậu cung. Đại bái đình năm gian khá rộng, mái chéo đao tầu
             góc, lợp ngói vẩy rồng. Trên mái được trang trí đắp đề tài truyền thống như:
             đỉnh giữa bờ nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt, hai đầu bờ nóc đắp kìm, khúc

             nguỷnh đắp con sô, đầu góc đao đắp tổ hợp rồng chầu phượng vũ, diệp hóa
             rồng. Mặt trước đình ba gian giữa cấu tạo ba gian cửa, cửa đóng theo cửa cổ, cửa
             thùng khung khách, mỗi gian sáu cánh. Phần chắn phong của ba gian cửa cấu
             trúc hệ thống song con tiện, tạo cho trong đình nhiều ánh sáng. Hai gian hồi,

             tạo kiểu cửa có ngưỡng khá cao, nhưng cửa là hệ thống song gỗ vuông được liên
             kết theo chiều ngang, chiều dọc với nhau, tạo thành các ô vuông. Các thanh gỗ
             vuông nối kết với nhau qua hệ thống mộng mang cá mập. Đây là dấu vết đặc

             trưng kiến trúc đình làng của thời Hậu Lê.

                   Toàn bộ hệ thống khung chịu lực và phần đỡ mái đình Khinh Dao đều
             được làm bằng gỗ lim. Tòa đại bái bộ khung chịu lực gồm bốn bộ vì chính, vì
             cấu trúc bốn hàng chân cột. Các cấu kiện của kiến trúc to lớn hoành tráng, hàng

             cột cái có đường kính tới 60 cm, các cột quân đường kính 53 cm, cột phụ 30 cm.
             Toàn bộ hệ thống chân cột được kê trên chân tảng đá xanh. Tùy theo chân cột,
             các chân tảng có kích thước tương ứng như chân tảng của cột cái, đế đường kính
             94 cm, cao 68 cm, mặt gương 65 cm. Chân tảng được tạo tác công phu dáng hình

             chậu hoa, thắt cổ bồng và được chạm nổi hoa văn rất đẹp. Cách tạo chân tảng
             cao kê cột có tác dụng bảo đảm cho chân cột dù qua thời gian và bị lụt lội nhưng
             không bị mục. Bốn bộ vì của tòa tiền tế cấu trúc tương tự nhau theo từng cặp và

             đăng đối nhau qua gian trung tâm của đình. Hai bộ vì gian trung tâm tòa đại bái,
             vì nóc cấu trúc kiểu chồng rường giá chiêng con nhị, các thanh rường kê lên
             nhau qua đấu vuông thót đáy. Vì nách cấu trúc kiểu chồng thước thợ, đuôi xà

             nách chạm nổi hoa văn vân, lá lật tụ hợp. Riêng phần đầu dư tạo hình đầu rồng,
             phần đuôi rồng thành thân rường của xà nách để đỡ hoành. Đầu, đuôi rồng
             được chạm khắc khá tinh xảo và mỹ thuật. Đầu rồng miệng ngậm ngọc, mắt lồi,

             râu dài bay thẳng về phía sau, râu phía dưới cằm kết bện với nhau kiểu vắn
             thừng, đuôi rồng chạm nổi uốn khúc, rõ vảy và vây. Đây là những đầu dư, cấu
             kiện kiến trúc được tạo tác thời Hậu Lê, thế kỷ XVIII. Hai bộ vì gian bên của tòa



              139   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   134   135   136   137   138   139   140   141   142   143   144