Page 144 - Di san van hoa An Duong
P. 144
ĐÌNH, cHÙA DO NHA, Xã TÂN TIẾN
ình - chùa Do Nha - di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc làng Do Nha,
Đxã Tân Tiến, mang chính địa danh nơi cộng đồng đã sản sinh ra nó.
Đình- chùa Do Nha được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 2007.
Từ trung tâm thành phố đi về cửa ô phía Bắc theo đường Quốc lộ 5, qua cầu
Quán Toan khoảng 500m nhìn về tay trái có cổng xây kiểu cổ, trên cổng đề làng
Do Nha. Du khách qua cổng vào trong làng, hỏi thăm sẽ được người dân tận tình
chỉ dẫn về cụm di tích đình - chùa Do Nha. Với quãng đường khoảng 13km từ nội
đô Hải Phòng về di tích, hệ thống giao thông rất thuận tiện, ngoài phương tiện cá
nhân còn có thể đi xe buýt của thành phố để về tới khu vực cổng làng Do Nha.
Làng Do Nha (由牙) theo nghĩa bóng của Hán tự là quê hương sang quý. Làng
còn có tên Nôm là làng Ngà, bởi vậy ở nơi đây còn có các địa danh cổ gắn với tên
Nôm của làng như: Cống Ngà (cống bắc qua kênh dẫn thủy nhập điền), chợ Ngà,
quán Ngà... Làng Do Nha được hình thành muộn nhất vào thời Tiền Lê, thế kỷ X,
vì theo các vị cao niên của họ Nguyễn, họ Đào làng Do Nha cho biết, khởi tổ của
hai họ đến vùng đất này khai hoang lập nghiệp từ thời Tiền Lê, thế kỷ X. Thời Trần
làng dân đông, trù phú, có ba vị tướng quân họ Nguyễn tham gia chiến dịch Bạch
Đằng năm 1288. Trên trụ đá “Thiên đài thạch trụ”(天臺石柱),dựng niên hiệu
Chính Hòa thứ 8 (1687), tại chùa, ghi xã Do Nha thuộc huyện Thủy Đường, phủ
Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Sau này có thời gian địa danh Do Nha được đổi thành
Miêu Nha (苗芽). Minh chuông của chùa làng đúc niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 4
(1796), ghi xã Miêu Nha, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn. Đến niên hiệu Bảo
Đại thứ 12 (1937), vẫn ghi địa danh xã Miêu Nha. Niên hiệu Minh Mạng (1820-
1840) triều Nguyễn thành lập cấp hành chính tổng, xã Do Nha thuộc tổng Song
Mai, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn, Hải Dương. Niên hiệu Duy Tân (1907-
1916), xã Do Nha thuộc tổng Song Mai, huyện An Dương, phủ Kiến Thụy, tỉnh Kiến
An, địa danh và cấp hành chính trên đến năm 1945. Đến vùng đất Do Nha khai
hoang, lập ấp thuở ban đầu có các dòng họ Nguyễn, họ Đào, đây là hai dòng họ
tiên phong mở đất Do Nha. Hai vị họ Nguyễn, họ Đào trên được dân làng suy tôn
là tiên công. Có thể sau này họ Nguyễn tách thành các nhánh Nguyễn Văn,
Nguyễn Ngọc, Nguyễn Quang... Tiếp đến có thêm các dòng họ Đỗ, họ Lê, họ Hồ,
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 144