Page 148 - Di san van hoa An Duong
P. 148
qua gian trung tâm của đình. Bộ vì gian trung tâm cấu trúc vì nóc thuận chồng tạo
giá chiêng, vì nách cốn bưng. Trên hai mặt cốn bưng, được thể hiện với các hình
thức chạm bong kênh, chạm nổi, chạm chìm rất tinh xảo, có giá trị mỹ thuật cao,
phản ánh các đề tài tứ linh (long, ly, quy, phượng) như: cá chép hóa rồng, rùa đội
lá sen, phượng múa, lân hý cầu, vân tụ, sóng nước, hoa lá thiêng rất sinh động. Nội
dung các bức chạm khắc trên cốn thể hiện ước mơ ngàn đời của cư dân Việt luôn
muốn vươn lên trên con đường khoa danh và mong muốn cuộc sống mưa thuận,
gió hòa. Các đầu dư của bốn bộ vì, chạm hình đầu rồng, miệng rồng ngậm ngọc,
mắt lồi to, tóc dài bay về phía sau, chòm râu dài dưới cằm, xoắn với nhau như vắn
thừng. Hai bộ vì gian bên, vì nóc cấu trúc tương tự như vì nóc gian trung tâm, vì
nách kết cấu thuận chồng ba con, bán giá chiêng. Các con thuận được kê trên nhau
bằng đấu vuông thắt đáy, trên thuận chạm bong kênh lá lật mềm mại, thân đấu
chạm hình hoa sen cách điệu. Các bảy hiên cũng được chạm bong kênh đề tài lá
guột hóa long rất sinh động và mềm mại. Hai hồi đình kết cấu bốn hàng chân cột,
có chức năng tạo thành phần đỡ để cùng với bộ vì gian bên của đình làm nên bộ vì
phụ để kết cấu thành chéo đao cho góc mái đình. Các bộ vì, cột của tòa tiền tế được
nối kết với nhau bằng hệ thống xà đai, tạo tác hình vỏ măng, chắc khỏe.
Tòa hậu cung có mặt bằng chữ đinh, tiền đường ba gian, khung chịu lực
gồm hai bộ vì, vì hai hàng chân cột, kết cấu vì đơn giản, tương tự nhau, theo kiểu
quá giang, giá chiêng. Từ trung đường vào cung cấm qua hai cửa nách nhỏ hai
bên, cửa nách có một cánh. Bên cạnh hai cửa nách có mảng điêu khắc gỗ, chạm
nổi hình hai vị Thần Đồn, Uất Lũy. Hai vị thần mặc trang phục thiên tướng, tay
cầm binh khí để bảo vệ nơi thâm nghiêm thờ thánh. Cung cấm một gian, cấu
trúc chồng diêm nóc các, mái chéo đao tầu góc, trên các góc đao được đắp trang
trí đề tài truyền thống. Tất cả các chân cột của đình đều được kê trên chân tảng
đá xanh cổ xưa, vững chắc.
Đình Do Nha tuy trải qua những thăng trầm của lịch sử và binh lửa chiến
tranh, nhưng vẫn bảo tồn được một số di vật, cổ vật có giá trị về lịch sử, mỹ thuật.
Sau đây xin giới thiệu một số cổ vật có giá trị tiêu biểu:
- Khám và thần tượng ba vị Thành hoàng
Khám thờ làm bằng gỗ tốt, thuộc loại khám lớn, đặt tại hậu cung đình. Khám
cấu tạo ba lớp cửa và chia đều thành ba phần khung ô để ba vị Thành hoàng ngự bên
trong. Ba lớp cửa có khung cột, phía trên khung cột trang trí chạm khắc tinh xảo theo
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 148