Page 147 - Di san van hoa An Duong
P. 147

được điều vào đội quân do người anh cả là Nguyễn Đống chỉ huy. Cả ba anh em
             họ Nguyễn đã anh dũng chiến đấu, góp phần đánh tan quân giặc trong chiến
             dịch Bạch Đằng năm 1288. Khi anh em họ Nguyễn mất, vua Trần Nhân Tông
             cho thờ cúng theo lễ thái lao (phẩm lễ lớn gồm có thịt trâu, bò dùng để cúng, tế

             các vị đại quan) và ban tiền cho dân trang Do Nha để dựng đền thờ. Nhà vua
             còn ban tặng cho tên duệ hiệu đẹp, Nguyễn Đống là “Hoàng triều Đô đốc, văn,
             võ Hùng lược, Dực vận phù đô, Hộ quốc ninh dân, Linh ứng bảo an, Quảng Độ,

             Đống Cúc Đại vương”; Nguyễn Cây là “Đồng tâm, Địch khái, Quảng tế, Hồng ân,
             Cây Ngấn Đại vương”; Nguyễn Bến là “Hiệp lực, Tiêm cửu, Bến Bãi Tây chùa Đại
             vương”. Các triều đại nối tiếp đều có sắc phong gia tặng mỹ tự cho ba anh em

             họ Nguyễn ở Do Nha.

                   Đình - chùa Do Nha bố cục theo thức “Tiền thần, hậu Phật”, tức đình thờ
             thánh nằm trước chùa thờ Phật, như thường thấy ở nhiều nơi miền duyên hải Bắc
             Bộ. Đình Do Nha tương truyền được khởi dựng vào thời Hậu Lê, thế kỷ XVII. Theo

             các vị cao niên của làng, đình Do Nha đã trải qua vài lần di chuyển và sau cùng về
             vị trí trung tâm làng như hiện nay.

                   Đình Do Nha có mặt bằng kiến trúc kiểu tiền nhất, hậu đinh, mái lợp ngói
             mũi truyền thống. Tiền tế gồm năm gian, mái chéo đao tầu góc, trên mái đắp

             trang trí theo thức cổ truyền, đỉnh giữa bờ nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt, hai
             đầu bờ nóc đắp kìm ngậm bờ nóc, khúc nguỷnh đắp con sô, góc đao cong đắp tổ
             hợp rồng chầu, phượng vũ. Tiền tế có ba gian cửa chính, cửa đóng kiểu cửa cổ,

             cửa thùng khung khách, mỗi gian sáu cánh. Tường xây bao che phía trước hai
             gian hồi tiền tế trổ cửa sổ tròn ở giữa, bên trong đặt tấm đan thoáng hình chữ thọ
             cách điệu, tạo cho bên trong đình có thêm ánh sáng. Hệ thống khung chịu lực của
             tòa đại bái làm bằng gỗ lim, gồm bốn bộ vì chính, vì bốn hàng chân cột. Trên dạ

             câu đầu bộ vì bên phải của gian trung tâm có dòng lạc khoản chữ Hán ghi năm
             trùng tu đình vào niên hiệu Duy Tân thứ 4 (1910).

                   Qua khảo sát nghiên cứu các mảng chạm khắc trên cấu kiện kiến trúc đình,
             cùng với tham khảo lý lịch di tích “Đình - chùa Do Nha”do Bảo tàng Hải Phòng

             thiết lập năm 2007, có thể khẳng định đình Do Nha hiện nay được làm vào khoảng
             giữa thế kỷ XIX. So sánh với năm trùng tu đình được ghi trên là hợp lý vì công trình
             gỗ cổ truyền khoảng 70 năm phải tiến hành trùng tu lớn, tức là phải hạ giải ngói.

             Bốn bộ vì tòa tiền tế tạo tác thành từng cặp có kết cấu tương tự nhau và đăng đối



              147   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   142   143   144   145   146   147   148   149   150   151   152