Page 135 - Di san van hoa An Duong
P. 135
5. Bia đá: 3 bia đá ghi chép về việc tôn vinh và cúng giỗ các vị hậu thần của
làng gồm: Bia “Vĩnh ký lưu công” (永記留功) dựng niên hiệu Thành Thái thứ 9
(1897) và 2 bia “Hậu thần bi”(後神碑)dựng cuối thế kỷ XIX.
Đình Vĩnh Khê trước đây có nhiều sự lệ, nhưng ngày nay người dân địa
phương chỉ tổ chức ba tiết lễ lớn. Dịp đầu xuân ngày mồng 7 tháng Giêng, hội
vật truyền thống nhân dịp kỷ niệm ngày đản của hai vị Thành hoàng người quê
hương. Lễ hội vật đã được tôn vinh là “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”(có
bài viết riêng trong phần Di sản phi vật thể của cuốn sách này). Lễ hội làng Vĩnh
Khê, nhân dịp ngày đản đức thánh Phạm Tử Nghi, ngày 20 tháng 2 âm lịch, vào
những năm thuận lợi dân làng tổ chức rước thánh quanh làng về đình làm tế lễ.
Ngoài dâng hương, tế lễ, dân làng còn tổ chức các trò chơi thi đấu như: chọi gà,
đánh cờ người, giao lưu văn nghệ giữa các thôn trong xã. Lễ hội làng đông vui
được nhiều người dân trong và ngoài địa phương đến dự. Tiết lệ vào cuối năm,
ngày 15 tháng Chạp, tưởng niệm ngày hóa của hai vị Thành hoàng. Sự lệ này
dân làng họp mặt chủ yếu tổ chức tế lễ dâng hương các vị Thành hoàng và
chuẩn bị thực hành những công việc để đón năm mới tại đình làng. Ngày nay
địa phương đang nghiên cứu tìm hiểu kế thừa và phát huy những sinh hoạt văn
hóa tốt đẹp của tiền nhân để lại.
Với những giá trị được nêu trên đình Vĩnh Khê hiện nay là di tích rất hiếm
quý của thành phố Hải Phòng, đang sở hữu hai danh hiệu di sản của quốc gia: Di
tích kiến trúc nghệ thuật xếp hạng năm 1994 và di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội
vật truyền thống, công nhận năm 2018. Trong tương lai, đình Vĩnh Khê sẽ là điểm
tham quan hấp dẫn của du khách về văn hóa lịch sử, công trình kiến trúc nghệ
thuật mang nét đặc trưng thời Nguyễn của thành phố Hải Phòng.
135 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG