Page 22 - Di san van hoa An Duong
P. 22
xã mới ổn định lại. Trải qua binh lửa chiến tranh, giặc giã, người dân Hà Liên có
nhiều cuộc tụ hợp và ly tán. Đến nay Hà Liên có nhiều dòng họ cùng nhau chung
sức xây dựng xóm làng như: họ Vũ, Trần, Đoàn, Nguyễn, Lê... Trong số các dòng
họ trên có nhiều tên đệm khác nhau, như họ Trần có Trần Văn, Trần Hữu, Trần
Khắc, Trần Đình, các họ có thể xa xưa cùng chung một khởi tổ, một gốc trong
làng, nhưng do phú ý, gia phả dòng họ bị thất lạc nên sau này không chắp nối
được với nhau.
Người dân Hà Liên trước đây chủ yếu sinh sống bằng nghề canh nông, ngoài
ra làm chài lưới đánh bắt thủy sản trên sông.
Làng Hà Liên trước đây có 3 đình, đình Nam, đình Tây và đình Thượng.
Đình Nam thờ Ngài Nguyễn Hồng, đình Thượng thờ Thánh phụ (thân phụ của
ngài Nguyễn Hồng), đình Tây thờ Thánh mẫu (thân mẫu của ngài Nguyễn Hồng).
Làng có 1 chùa, có tên chữ là Tường Vân (祥雲). Theo truyền ngôn, đây là ngôi
chùa cầu tự sinh ra Nguyễn Hồng. Làng Hà Liên có từ chỉ bằng đá để xuân, thu
phụng thờ, tế lễ các vị tiên Nho, tiên hiền và tôn vinh, giáo hóa việc học tập, tu
dưỡng thời Nho học. Hiện nay đình Nam chính là miếu Nam, di tích đã xếp hạng
cấp quốc gia năm 1990. Văn chỉ nằm trong khuôn viên của miếu Nam. Riêng đình
Tây, đình Thượng đã mất.
Đình Hà Liên thờ Thành hoàng là Ngài Nguyễn Hồng. Theo bản thần tích
của xã Hà Liễn, tổng Song Mai, huyện An Dương, tỉnh Kiến An, do các vị chức sắc
của xã khai báo về trên vào đầu thế kỷ XX; bản thần tích do Hàn Lâm viện, Đông
các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn niên hiệu Hồng Phúc năm đầu (1572), quan
Quản giám bách thần, Tri điện hùng lĩnh Thiếu khanh Nguyễn Hiền theo chính
bản sao lại niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 3 (1735), thân thế sự nghiệp của Ngài Nguyễn
Hồng được tóm lược như sau:
Vào thời Lý Nam Đế, tại trang Hà Liễn, huyện Thủy Đường, phủ Kinh
Môn, lộ Hải Dương có gia đình họ Nguyễn, tên là Thành, vợ là Đào Thị Ngọc,
gia thế có học nghiệp, thi thư, lễ nhạc, truyền được đến ba, bốn đời. Tuy vậy
gia đình, nhà cửa vẫn giữ nếp cần lao, thanh bần. Ông bà Thành tuy tuổi đã
ngoại ba mươi nhưng chưa có con nối dõi. Ông bà Thành thường than vãn vì
muộn mằn và ra sức làm việc thiện mong cầu được trời đất soi xét ban cho
gia đình có ngày được toại ý. Hai ông bà lập một đàn tràng để tế lễ cầu trời,
đất, bách thần phù giúp. Trong thời gian cầu đảo, vào một ngày, lúc nửa đêm
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 22