Page 27 - Di san van hoa An Duong
P. 27

Kiệu thất cống



             trên chỉ có một thanh rồng và trên cùng là hậu bành. Các thanh rồng và hậu
             bành của kiệu thất cống được chạm khắc cầu kì, tinh xảo như kiệu bát cống.
             Nhiều nơi phụng thờ thánh mẫu, thường cũng có kiệu thất cống, nhưng cấu

             tạo nối kết bảy thanh là chạm khắc hình chim phượng và kiệu có mắc võng vào
             hai đầu thanh chim phượng trên cùng. Như vậy kiệu thất cống của miếu Nam
             là một tác phẩm nghệ thuật khá độc đáo, hiếm quý duy nhất có ở thành phố

             Hải Phòng. Bộ kiệu thể hiện sự sáng tạo trong chế tác dân gian, một biểu tượng
             để tôn vinh rước các bậc mẫu thần.

                   - 4 đạo sắc phong của vua triều Nguyễn, ban cho Ngài Nguyễn Hồng làm

             Bản cảnh Thành hoàng của làng Hà Liễn. Sắc của vua Tự Đức năm thứ 6 (1853)
             và thứ 33; Sắc của vua Đồng Khánh năm thứ 2 (1887); Sắc của vua Khải Định
             năm thứ 9 (1924) gia tặng mỹ tự cho Ngài Nguyễn Hồng là “Đoan túc tôn thần”.

                   - Bia đá: “Sùng tu bi kí” (崇修碑記), bia dựng niên hiệu Duy Tân thứ 5

             (1911), bia khắc ghi việc đóng góp công đức trùng tu lớn, dựng cây chồng nóc
             đình Vạn Thọ.



               27   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32