Page 24 - Di san van hoa An Duong
P. 24

Trải qua một số năm, lúc ông Hồng 79 tuổi, ông xin nhà vua về trí sĩ tại
              quê nhà, nhà vua chuẩn tấu. Về quê hương, trải qua 3, 4 tháng vào một ngày
              ông Hồng không có bệnh mà mất, đó là ngày 21 tháng 12. Vào thời điểm ông

              mất, trời đất bỗng nổi phong ba, mưa lớn, sấm, sét ầm ầm. Sau một lúc trời
              quang mây tạnh mọi người thấy nơi ông Hồng nằm mối đã xông lên thành ngôi
              mộ lớn. Người dân thấy đó là điều rất linh dị, bèn làm biểu tấu lên nhà vua.

              Nhà vua rất thương xót  một vị công thần trung nghĩa, có nhiều công lao với đất
              nước, bèn cho quan viên mang sắc phong về tận quê hương, truyền cho người
              dân địa phương lập miếu phụng thờ ông. Vua còn ban phong mỹ tự, thần hiệu

              và ban cho địa phương 100 quan tiền để hương hỏa phụng thờ ông.

                   Vua ban sắc phong cho ông Hồng là: “Đương cảnh Thành hoàng, Quảng
              tế, cư sĩ Hoằng hóa, Thượng đẳng Phúc thần”. Lệnh cho trang Hà Liễn, huyện

              Thủy Đường, phủ Kinh Môn được là đất hộ nhi, là nơi thờ chính để phụng sự
              Ngài Nguyễn Hồng mãi mãi về sau.

                   Ngày Thánh đản (ngày sinh) 16 tháng 2, phẩm lễ dùng bàn bánh, xôi, thịt,

              rượu, được vui chơi ca hát trong 3 ngày. Ngày Thánh hóa (ngày mất) 21 tháng
              12, dâng 3 mâm phẩm lễ gồm xôi, thịt, rượu. Ngày khánh hạ (ngày mừng thắng

              trận), 11 tháng 10, phẩm lễ tam sinh (thịt trâu, dê, lợn), xôi, rượu, được vui chơi
              ca hát 10 ngày. Chữ “Hồng” phải kiêng không được dùng.

                   Miếu Nam, tức là đình Nam, tên chữ là đình Vạn Thọ, theo tương truyền
              đình được xây dựng ngay trên nơi Ngài Nguyễn Hồng hóa. Cũng theo các cụ

              cao niên, đình Vạn Thọ, khởi dựng vào thời Lê Trung Hưng thế kỷ XVII. Đình
              trước đây làm bằng vật liệu truyền thống có ván sàn, lòng thuyền, đại bái năm
              gian, mái chéo đao tầu góc. Tháng 11 năm 1949, chấp hành lệnh tiêu thổ kháng

              chiến chống Pháp, ngôi đình Nam đã hạ giải. Vào mùa đông năm 1950, mặc dù
              còn khó khăn trong kháng chiến, nhân dân địa phương đã dựng ngôi đình ngay

              trên nền đất cũ. Năm 1996, nhân dân địa phương xây dựng lại miếu Nam trên
              nền đất cổ xưa, năm 2015 trùng tu, tôn tạo lại miếu Nam như hiện nay.

                   Miếu Nam nhìn về hướng Tây Nam, hướng nguyên bản của ngôi đình, xa
              xa là sông Cống Sến, chi lưu của sông Văn Úc và quần thể di tích, thắng cảnh

              núi Voi, được nhà nước xếp hạng năm 1962. Miếu Nam có mặt bằng kiến trúc
              kiểu chữ đinh, 5 gian đại bái và 3 gian hậu cung, trong đó có 1 gian cung cấm.



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG     24
   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29