Page 31 - Di san van hoa An Duong
P. 31
Sắc phong
sau đổi tiếp là Kiều Thượng (năm 1901 các địa phương có địa danh điều đều
đổi thành kiều).
Kiều Thượng thời Nguyễn thuộc tổng Kiều Yêu, huyện An Dương, phủ Kiến
Thụy, tỉnh Hải Dương, đến năm 1906 thuộc huyện An Dương, phủ Kiến Thụy,
tỉnh Kiến An.
Đến khai hoang mở ấp lúc ban đầu ở làng Kiều Thượng có các dòng họ:
Nguyễn Tiến, Nguyễn Đình, Hoàng, Trần, Lê... Tuy nhiên do loạn lạc binh lửa và
phần lớn các dòng họ phú ý, gia phả đã bị thất lạc, nên không rõ dòng họ phát tích
di cư từ đâu đến và đến nay thực sự có bao nhiêu thế hệ.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thành lập xã Quốc Tuấn, Kiều Thượng
là một thôn của xã Quốc Tuấn. Quốc Tuấn, họ tên đầy đủ là Trần Quốc Tuấn, ông
được người dân Kiều Thượng thờ làm Thành hoàng.
Trước đây làng Kiều Thượng có 1 đình, 1 chùa, chùa có tên chữ là Phúc Độ
(福 渡). Theo thần tích ngôi chùa do bà Mai Thị Cầu hưng công xây dựng cho dân
làng. Kiều Thượng có 1 văn chỉ và 1 miếu, miếu thờ Ngài Phạm Tử Nghi. Nhưng
hiện nay văn chỉ không còn, miếu thờ Phạm Tử Nghi chỉ còn nền đất. Kiều
Thượng là quê hương đẹp, thanh bình, nằm trong “Lục Kiều, bát Trang”, nghĩa là
31 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG