Page 36 - Di san van hoa An Duong
P. 36
姊弟弌門扶越地
英靈萬古鎮南天
Phiên âm: Tỷ, đệ nhất môn, phù Việt địa
Anh linh vạn cổ trấn Nam thiên.
Nghĩa là: Chị, em một nhà phù nước Việt
Linh thiêng còn mãi đất trời Nam.
Qua sân đình làm bằng bê tông, bước lên hiên đình qua bậc cấp bằng
những viên đá cổ (hiện chỉ còn một bậc do nền sân tôn cao đã lấp đi một số bậc
đá cũ). Đại bái đình Nhu Thượng có kích thước khá to, rộng, nhưng không cao,
vì theo kích thước khuôn mẫu của ngôi đình cổ thời xưa, nên thường thấp. Đình
xây có mái chéo đao tầu góc, mái lợp ngói mũi. Trên mái được đắp trang trí các
đề tài truyền thống như: đỉnh giữa bờ nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt, khúc
nguỷnh đắp con sô, đao mái đắp tổ hợp rồng chầu, phượng vũ. Cửa chính tòa đại
bái gồm 3 gian, cửa đóng theo kiểu cổ, cửa thùng khung khách, riêng ngưỡng và
lá ngạch cửa bằng đá trông rất cổ kính. Tường bao che phía trước và tường hồi
của gian hồi đình, trổ cửa sổ tròn để lấy thêm ánh sáng vào trong ngôi đình. Bộ
khung chịu lực của tòa đại bái gồm bốn bộ vì chính, vì bốn hàng chân cột, kết
cấu chồng rường giá chiêng con nhị, vì nách cốn. Phần điêu khắc trang trí được
tập trung tại những bức cốn của hai bộ vì gian trung tâm. Trên các bức cốn thể
hiện các hình thức chạm bong kênh, chạm nổi, chạm chìm... phản ánh đề tài tứ
linh, như: long cuốn thủy, phượng mang thư, quy đội lá sen, lân hý cầu, long vân
khánh hội... cùng với đề tài tứ quý: trúc, cúc hóa long, mai điểu... Các đầu dư
chạm nổi rõ hình đầu rồng, với đủ râu tóc, mắt, mũi, miệng rồng ngậm ngọc...
Trong tám đầu dư của bốn bộ vì, có 5 đầu dư được chạm khắc đầu rồng mang
phong cách thời Nguyễn, ba đầu dư còn lại mang phong cách điêu khắc đầu rồng
thời Hậu Lê, thế kỷ XVIII. Đây là những cấu kiện điêu khắc kiến trúc còn lại của
ngôi đình dựng thời Hậu Lê. Trên các bảy hiên của đình cũng được chạm khắc
tinh xảo với các đề tài tứ quý sinh động.
Tòa hậu cung được làm kiểu chồng diêm nóc các, hai tầng tám mái, giống
như một phương đình to lớn, mái hậu cung tạo đao cong và được đắp mây tụ
mềm mại. Như trên đã nêu, tòa hậu cung được dựng vào niên hiệu Tự Đức thứ 14
(1861). Trên bốn cây cột tứ trụ của cung cấm, đầu cột còn khắc ghi những người
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 36