Page 37 - Di san van hoa An Duong
P. 37
Bài trí thờ tự
cung tiến tiền mua cột. Như cây cột hồi phía Nam do ông Nguyễn Chánh Tường
cúng tiến, cây cột hồi phía Bắc do ông Nguyễn Tiến Thành cúng tiến, cây cột hồi
phía Đông do ông Quản Văn Ký, con rể của ông Thành cúng tiến. Theo các cụ cao
niên trong bốn cây gỗ tứ trụ ở cung cấm có một cây là gỗ chò hoa, thuộc loài gỗ
rất quý hiếm. Trên các cấu kiện kiến trúc của tòa hậu cung chạm khắc mang tính
điểm xuyết đề tài lá lật truyền thống. Trên đầu các cây cột quân, cột góc hầu hết
được khắc ghi danh các vị công đức và giá tiền của cột.
Đình Nhu Thượng hiện còn bảo tồn gìn giữ được khá nhiều các đồ thờ tự, tư
liệu có giá trị về mặt lịch sử văn hóa và mỹ thuật, như: nhang án, bát biểu, câu đối,
đại tự, long đình, sắc phong, bia ký... Trong số bia đá ngoài bia hậu thần, có một số
bia của Hội Tư văn đặt tại Văn chỉ của làng thời xưa. Các cổ vật, tư liệu trên đều có
niên đại thế kỷ XIX. Đặc biệt có bia đá hình khối hộp chữ nhật, có kích thước khá
lớn: cao 109 cm, rộng 64 cm, dầy 33 cm, bia ghi chép duệ hiệu các vị Thành hoàng,
ngọc phả của hai thần Mai Thị Cầu và Mai Kỳ Sơn. Bia khắc ghi những quy định các
ngày tiết lệ và việc phụng thờ các vị Thành hoàng. Bia đặt trong cung cấm, có niên
hiệu Tự Đức thứ 6 (1853). Bia thần tích được xem như một thạch thư rất quý hiếm
trong các di tích của huyện An Dương cũng như của thành phố Hải Phòng.
37 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG