Page 38 - Di san van hoa An Duong
P. 38
Đình Nhu Thượng còn bảo
tồn gìn giữ được một cây đèn rất
độc đáo. Cây đèn làm bằng gỗ tốt,
cấu trúc có đế đèn, thân đèn, đầu
đèn. Đế đèn hình khối hộp chữ
nhật, kích thước cao 14 cm, dài 54
cm, rộng 34cm, trên đế tạo hình
con lân trong tư thế nằm phủ
phục. Thân đèn tạo dáng hình trụ
được lắp thẳng đứng trên lưng con
lân, qua mộng thẳng. Thân đèn,
phần cốt là trụ tạo dáng kiểu lão
trúc, bao xung quanh lão trúc
được chạm bong kênh, chạm lộng,
chạm nổi... tạo hai con rồng quấn
quyện giao hoan cùng mây tản
trong tư thế bay lên trời. Đầu cây
đèn tạo dáng hình đầu rồng, tóc
rồng bay vút dựng lên cao, miệng
rồng nhả ra hình chiếc lá lớn, lá
Đèn gỗ
dài cong uốn lượn như mây đua
hẳn ra ngoài thân đèn 35 cm, phía ngoài cùng chiếc lá tạo hình dáng như một
muôi lớn. Muôi chính là phần đựng dầu để thắp đèn thờ phụng thánh. Toàn bộ
cây đèn được sơn son thếp bạc, phủ hoàn kim. Qua nét hoa văn tạo tác, xác
định cây đèn có niên đại đầu thế kỷ XX. Cây đèn là tác phẩm nghệ thuật đặc
sắc, độc nhất vô nhị trong các di tích của thành phố Hải Phòng. Theo một số
nhà nghiên cứu mỹ thuật, trong các di tích của cả nước hiện nay chỉ có hai cây
đèn được tạo tác như trên.
Trước năm 1945, tại đình Nhu Thượng, người dân địa phương thường tổ
chức các tiết lệ như ngày sinh, ngày hóa tính theo âm lịch của các Đức thánh,
nhưng tiết lệ ngày 3 tháng 2 là lễ hội làng được tổ chức lớn nhất trong năm. Lễ
hội thường diễn ra từ ngày 3 đến ngày 5. Trong lễ hội làng có 9 phe giáp, mỗi
giáp sắm một cỗ, sau đó rước cỗ ra đình để dâng cúng thánh. Phẩm lễ dâng
thánh là những sản phẩm được người dân lao động sản xuất ra, như: thịt lợn,
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 38