Page 43 - Di san van hoa An Duong
P. 43
Nghi môn
Sau thời gian đó ít lâu bà Cao Thị Nham có mang qua 14 tháng, vào ngày 15
tháng 9 bà sinh ra được hai người con trai. Cả hai người khôi ngô, dĩnh ngộ khác
thường. Một người trên trán nổi vết chàm đỏ hình cái ấn vuông, nên được tên là
Cao Sơn. Người kia tay dài quá đầu gối, trên mặt có bảy nốt ruồi, tiếng vang như
chuông, hai vai có những nốt ruồi xếp thành chữ “Hiển Minh” nên được đặt tên
là Quý Minh. Lúc bấy giờ có người anh bên bác là Nguyễn Tùng (tức Tản Viên),
rất thương yêu hai người nên đón về nuôi dạy. Trong khoảng mấy năm cửa nhà
thanh bạch, ba anh em quý nhau như anh em ruột. Ba người nhận nữ thần họ Ma,
chuyên sinh sống bằng nghề hái thuốc làm mẹ nuôi. Sau đức Tản Viên được Thái
Bạch Tinh quân cho một cây gậy trúc thần, lại được Long Vương tặng cho quyển
sách ước, có khả năng giải nguy, cứu khổ, cứu dân, giúp đời. Đức Thánh Tản Viên
chia phong cho Cao Sơn và Quý Minh là thần vai trái và thần vai phải đều theo địa
phận núi mà cai quản. Người trong đời gọi ba vị thánh là Sơn thần xuất thế. Vua
Hùng Duệ Vương không có con nối dõi, có hai người con gái, Tiên Dung lấy Chử
Đồng Tử. Công chúa thứ hai là Mỵ Nương chưa thành hôn, nên được vua Hùng tổ
chức kén rể. Tản Viên cùng hai em vào ứng tuyển, Tản Viên có tài hô phong, hoán
vũ, nên được vua gả Mỵ Nương cho.
43 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG