Page 42 - Di san van hoa An Duong
P. 42

Người dân Tri Yếu trước đây chủ yếu sống bằng nghề canh nông, ngoài ra có
              trồng dâu, chăn tằm, dệt vải.

                   Trong những cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc, thời kỳ chống thực
              dân Pháp, đình Tri Yếu là nơi học tập, huấn luyện của lực lượng kháng chiến địa
              phương. Thời kỳ chống Mỹ, đình là nơi sơ tán của cơ quan Công an thành phố

              Hải Phòng. Tổng kết trong những cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, làng Tri Yếu
              có 16 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng,  23 liệt sĩ, 9 thương binh, bệnh binh và nhiều
              phần thưởng cao quý khác.

                   Tri Yếu ngày nay là làng văn hóa có 5 thôn: Thành Công, Nhất Trí, Đồng

              Quang, Đoàn Tiến và Chiến Thắng. Xã Đặng Cương được thành lập sau này và
              hiện nay gồm: làng văn hóa Tri Yếu và làng văn hóa Đồng Dụ.

                   Đình Tri Yếu thờ 3 vị Thành hoàng là Chàng Rồng Đại Vương, Cao Sơn Đại
              Vương và Quý Minh Đại Vương. Theo bản ngọc phả Hùng triều công thần tam vị

              Đại Vương, Thành hoàng làng Tri Yếu được quan Quản giám bách thần, Tri điện,
              Hùng lĩnh, Thiếu khanh Nguyễn Hiền tuân theo triều trước phụng sao vào niên
              hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736). Niên hiệu Khải Định thứ 4 (1919), vị Hương sư, đã thi
              Hương, người trong xã là Nguyễn Xuân Phương, theo bản cũ sao lại. Qua bản

              ngọc phả, thân thế sự nghiệp của ba vị đại vương được tóm lược như sau:

                   Tại động Lăng Xương, phủ Gia Hưng có gia đình họ Nguyễn, vốn dòng dõi
              hào trưởng tên là Công Lĩnh, vợ là Cao Thị Nham. Vợ chồng ông Lĩnh hiền hậu,
              đức độ. Một hôm ông Lĩnh lên núi Tam Đảo hái thuốc, đang buổi trưa hè oi bức,

              thấy một phiến đá bằng phẳng lớn, sáng loáng, ông bèn ngả lưng trên bàn đá nghỉ
              trưa. Bất giác ông ngủ đi lúc nào không biết. Trong giấc chiêm bao ông thấy hai vị
              thần tướng, một vị đội mũ đầu hổ, mặc áo gấm mầu đỏ, cưỡi con ngựa hồng tự

              xưng là Cao Sơn thần Vương. Một vị đội mũ thất bảo, mặc áo gấm mầu xanh biếc,
              cưỡi trên con bạch mã, tự xưng là Quý Minh thần Vương. Hai vị từ trên trời bay
              xuống quỳ lạy trước ông Lĩnh và nói rằng: “Anh em con là dòng dõi của 50 người
              con theo mẹ (Âu Cơ) lên núi ngày xưa. Thượng đế sai cai quản một vùng núi,

              sông, làm thần chúa tể một phương. Nay phạm vào điều lầm lỗi của thiên đình bị
              giáng xuống cõi trần tìm nhà có đức đầu thai làm con. Ông là người làm nhiều

              điều phúc đức, Thượng đế đã soi xét từ lâu, muốn giúp cho vận nước hưng thịnh,
              lập được công lớn, ông chớ nên từ chối”. Đương lúc bàng hoàng, sửng sốt, bỗng
              có tiếng sét lớn trên trời, ông giật mình tỉnh giấc, mới biết mình chiêm bao.



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG     42
   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47