Page 45 - Di san van hoa An Duong
P. 45
nạp và cho Chàng Rồng làm phó tướng. Hai ông dừng lại ở Tri Yếu 10 ngày, các
cụ phụ lão trong trang ấp đến xin làm thần tử, các địa phương khác cũng kéo
đến xin thần phục.
Cuộc xung đột trong nội bộ nước Văn Lang, giữa Thục Phán và vua Hùng
diễn ra ngày càng quyết liệt. Vua Hùng rất lo lắng, liền truyền cho Thánh Tản
Viên cùng các quan tướng hội triều bàn kế chống lại. Nhà vua phong cho Tản
Viên làm Tiết chế thống lĩnh quân thủy bộ. Phong cho Cao Sơn làm Dũng lược
Đại tướng quân, phong Quý Minh là Hùng uy Đại tướng quân. Đức Thánh Tản
Viên phong cho Hoàng Triều, Hoàng Bá làm Nhang úy, Chàng Rồng làm Phó
đồng nhung thủy đạo dưới quyền chỉ huy của Cao Sơn. Chàng Rồng về quê
hương Tri Yếu tuyển chọn được 100 người lập thành một đồn trại chốt giữ ở đầu
làng để phòng vệ. Xây dựng xong hệ thống phòng thủ ở quê nhà Chàng Rồng
kéo quân về hợp cùng lực lượng của Cao Sơn phòng ngự trên biển. Chàng Rồng
hiến kế với Cao Sơn mang theo 20 chiến thuyền nhẹ bí mật, bất ngờ đánh phá
thẳng sâu vào trung tâm quân Thục Phán, lập công dâng trước cờ Đại tướng.
Cao Sơn vui mừng đồng ý, Chàng Rồng lập tức xuất phát tiến công. Nhân thời
cơ tốt, Cao Sơn đốc suất toàn quân đánh. Tướng, binh Thục phải rút về nước.
Vua Hùng mở tiệc khao thưởng tướng sĩ có công trong trận mạc. Vua phong cho
Cao Sơn làm Trưởng quốc tiết chế, Quý Minh Tả Tướng quốc tiết chế và được
phong tước Vương. Chàng Rồng được phong là Bình Nhung Hầu. Trang Tri Yếu
được phong là đất hộ nhi, được miễn trừ tô, thuế, phu dịch. Chàng Rồng bỏ tiền
mua thêm ruộng đất, ao vườn chia đều cho dân, lại dạy dân trồng cấy ngũ cốc,
chăn tằm, dệt lụa.
Hùng Duệ Vương đã 105 tuổi, nhưng không có con nối dõi, nên muốn
nhường ngôi cho Tản Viên, nhưng Tản Viên từ chối không nhận. Vua Hùng muốn
mời Thục Phán đến nhường ngôi, nhiều quan trong triều không nghe theo. Vua
Thục lợi dụng triều chính vua Hùng như vậy và sợ vua Hùng giả vờ nên đã mang
quân đánh úp. Cơ nghiệp nhà Hùng đến đây kết thúc, Thục Phán lên thay. Các
quan bỏ về quê hương bản quán, Cao Sơn, Quý Minh về sống ẩn cư trên núi Tam
Đảo - Ba Vì. Cao Sơn hóa ngày 10 tháng 2, Quý Minh hóa ngày 6 tháng 12.
Chàng Rồng trở về làng Tri Yếu, ở gò đất Đông. Ông khuyến khích người
dân lo việc cấy lúa, trồng ngũ cốc, chăn tằm dệt lụa, giúp đỡ người nghèo khó.
Khi nghe tin hai chủ tướng qua đời, ông liền triệu tập dân binh được vài trăm
45 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG