Page 48 - Di san van hoa An Duong
P. 48

Từ trục đường chính của làng Tri Yếu vào đình đi qua nghinh môn. Nghi
              môn tạo thành ba cửa, chính môn, kích thước rộng xây kiểu cột đồng trụ, hai bên
              tả môn, hữu môn xây có mái, mái chồng diêm, chéo đao, lợp ngói mũi. Qua chính
              môn là tắc môn, tắc môn xây hình dáng bức cuốn thư lớn được trang trí đắp vẽ
              các đề tài truyền thống như: lưỡng long chầu nguyệt, tứ linh, tứ quý, hoa lá thiêng

              rất sinh động và có mỹ thuật cao. Từ sân bước lên đình qua chín bậc cấp bằng đá
              và chỉ bố trí qua hai gian bên của tòa đại bái. Thành bậc cấp lên đình, hai bên tạo
              hình rồng bằng đá, trong tư thế uốn khúc trong mây chầu ra ngoài. Thẳng với gian

              trung tâm đình, từ hiên xuống sân, cấu tạo mặt bằng đá nghiêng xuôi xuống sân.
              Mặt đá được ghép bằng nhiều phiến đá với nhau nhưng rất khít và phẳng. Trên
              mặt đá được chạm khắc đề tài tứ linh: long, ly, quy, phượng.

                    Đình Tri Yếu có mặt bằng kiến trúc chữ đinh, gồm 7 gian đại bái, ba gian

              hậu cung, trong đó có một gian cung cấm, mái chồng diêm nóc các, chéo đao tầu
              góc ở cả hai tòa đại bái và hậu cung. Mái lợp ngói mũi truyền thống, trên mái
              đình, đắp trang trí các đề tài truyền thống, đỉnh giữa bờ nóc đắp lưỡng long chầu
              nguyệt, khúc nguỷnh đắp con sô, góc đao cong đắp tổ hợp rồng chầu, phượng

              múa. Tòa đại bái 7 gian, 5 gian chính và hai gian dĩ. Hiên tòa đại bái làm kiểu bát
              vần chạy xung quanh và có hệ thống lan can bằng đá. Lan can được tạo thành
              những mảng đá trang trí kết hợp với trụ đá. Trên các mảng đá lan can, khắc nổi
              hình tròn chữ thọ cách điệu ở giữa, bốn góc là hoa dây hóa phúc chầu vào chữ

              thọ. Hệ thống khung chịu lực của tòa đại bái gồm 6 bộ vì chính, vì bốn hàng chân
              cột, câu đầu kép để thành hệ mái chồng diêm. Vì nóc cấu trúc chồng rường con
              nhị, vì nách thuận chồng ba con. Trên các cấu kiện của bộ vì đều được đắp điểm
              xuyết lá guột mềm mại, đấu kê thót đáy đắp nổi hoa sen cách điệu. Các đầu dư

              được đắp nổi đầu rồng, miệng rồng ngậm ngọc, mắt lồi, chân có móng vuốt, tóc
              râu dài bay ngược về phía sau.

                   Tòa hậu cung có ba gian cấu trúc nối liền với tòa đại bái về phía sau, trong
              đó có một gian cung cấm. Khung chịu lực của tòa hậu cung gồm ba bộ vì, vì bốn

              hàng chân cột. Cấu tạo các bộ vì tương tự như tòa đại bái. Cung cấm ngăn cách
              với bên ngoài bằng hệ thống cửa bằng gỗ tốt, gồm cửa chính và hai cửa nách. Cửa
              đóng theo cửa cổ, cửa thùng khung khách, có ngưỡng khá cao. Cửa chính lớn chỉ

              mở vào những dịp tiết lễ của làng, cửa nách nhỏ chỉ đủ một người vào. Toàn bộ
              cổ diêm xung quanh đình đều đặt hàng song con tiện bằng gỗ lắp theo chiều dọc
              và phía ngoài cổ diêm được chắn lớp kính để chống bụi.



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG     48
   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53