Page 52 - Di san van hoa An Duong
P. 52
lợi tức sắm phẩm lễ. Từ
ngày mồng 8 đến ngày
mồng 10, mỗi ngày tổ
chức hai canh tế,
mạnh bái, chủ tế phải
là các vị có chức sắc
lớn, tham gia đoàn tế
là các vị chức dịch
không có tang trở.
Ngày 11 tế đóng cửa
đình, rước bát hương
về miếu Kiến. Tại miếu
Kiến tổ chức tế kết
thúc hội. Trong lễ tế
này có tục quan viên
tham gia tế thường lấy
cài hoặc kim gài vào
ngực áo, sau khi tế
xong chạy tán loạn mỗi
Kiệu bát cống
người một nơi. Hành
động lễ tế này được giải thích là để nhắc lại tích chuyện Chàng Rồng trong trận
chiến cuối cùng, bị quân Thục bao vây bắn tên, Ngài ngã vào cọc nhọn hy sinh,
quân sĩ của Ngài bị tán loạn giữa chiến trường. Trong hội làng Tri Yếu còn có rất
nhiều trò chơi thi đấu, diễn xướng dân gian như: đấu vật, chọi gà, đu tiên, tổ
tôm điếm, hát ca trù, hát chèo sân đình... Đặc biệt trong lễ hội làng có thi dệt
vải khá độc đáo. Để chuẩn bị cho cuộc thi, người ta bắc những chiếc cầu bằng
tre, gỗ ra ngoài hồ bán nguyệt trước đình và làm những chiếc lều nhỏ có mái
che. Những cô gái dự thi được tuyển chọn từ các giáp. Các cô gái cùng với bộ
khung dệt vải, ngồi trong lều để thi tài trong tiếng reo hò, cổ vũ của mọi người
vây xung quanh hồ. Trong quá trình thi, những thông báo về kết quả của các dệt
thủ được loan tin sôi động, liên tục, tạo nên không khí rất náo nhiệt, phấn
khích. Những người giành được giải, ngoài phần thưởng của làng trao tặng còn
nhận được sự tôn vinh, kính trọng của mọi người. Đây là cuộc thi để nhắc lại
công ơn của Chàng Rồng đã dạy dân làng Tri Yếu cày cấy, dệt vải thời xa xưa.
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 52