Page 57 - Di san van hoa An Duong
P. 57

thờ thạch tượng. Đền Bà Bèo linh ứng, nên vua ban sắc phong quy định 4 xã:
             Đồng Dụ, Tràng Duệ, Lương Quy và Hoàng Lâu phụng thờ thánh mẫu làm Thành
             hoàng. Đền thờ thạch tượng thánh mẫu đặc biệt linh thiêng, cầu đảo rất linh
             nghiệm. Tương truyền thạch tượng thánh mẫu đã âm phù cho Trịnh Kiểm đánh

             thắng nhà Mạc, thống nhất giang sơn. Nhiều triều vua sắc phong, gia tặng mỹ tự
             cho thánh mẫu là “Trung đẳng thần”.

                   Theo ngọc phả các vị đại vương: Đại Phạm, Cây Đa, Cây Vối, Cống Mang, Láng
             Điển, Ông Hồng Cư sĩ, do Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn năm đầu

             niên hiệu Hồng Phúc (1572) (Bản dịch do cụ Nguyễn Diên Niên dịch, tư liệu Bảo
             tàng Hải Phòng lưu giữ), thần tích các ngài Thành hoàng được tóm lược như sau:

                   Dưới triều Trần Thuận Tông (1388 - 1398), niên hiệu Quang Thái có người
             họ Nguyễn tên là Đại Phạm, quê ở huyện Hoa Phong (nay là huyện Cát Hải, Hải

             Phòng), kết hôn với bà Đỗ Thị Uyển người làng Đồng Dụ. Hai ông bà ở với nhau
             rất hòa thuận, sau 3 năm sinh được 1 người con trai. Mấy năm liền sau đấy, ông
             sinh thêm được 5 người con trai nữa. Người con trưởng vì sinh ở dưới cây thông

             nên đặt tên là Bá Tùng, người thứ hai là Trọng Bách, người thứ ba là Trọng Minh,
             thứ tư là Trọng Mẫn, hai người con trai của vợ lẽ đặt tên là Quý Hống và Quý Nghị.
             Khi trưởng thành 6 người con trai gia đình họ Nguyễn đều xuất chúng, khí khái

             hơn người, có thể so sánh với các bậc anh hùng, hào kiệt đương thời.

                   Một hôm ông Nguyễn nói với bà Uyển rằng: “Là trai sinh chốn trần gian,
             nên cầm ngang ngọn giáo ở giữa khoảng trời đất, vuốt râu mà bàn việc đời giữa
             nơi tụ họp của anh em, giang tay xin ra chiến đấu ở ngoài biên ải hiểm yếu, việc

             gì cứ phải làm anh dân thường nhút nhát ở chốn này mãi. Bà trông nom nhà cửa,
             nuôi dạy con cái thay tôi lúc đi du học ở xa, đợi khi nào nên quan sang, áo gấm
             vinh hồi lúc đó mới thỏa điều mơ ước của tuổi xanh”. Sau khi từ biệt vợ con, ông

             đến học trọ ở phường Báo Thiên, kinh đô Thăng Long, ngày đêm dùi mài kinh sử,
             Niên hiệu Quang Thái thứ 9 (1397), nhà vua tổ chức khoa thi lấy người tài, ông Đại
             Phạm dự thi và đỗ đầu. Ông được vua bổ chức Thừa tuyên Nam Sách, sau hai năm

             được thăng chức Gián Nghị, giữ chức An phủ sứ Hóa Châu. Làm quan ông rộng
             rãi, công bằng, coi dân như anh em, đối xử với mọi người khoan hòa. Vùng địa
             phương ông trị nhậm không có trộm cắp, nhân dân được an cư, lạc nghiệp. Nhà

             vua rất quý trọng, các quan trong triều đều kính nể. Vua thương ông nghèo cho
             phép ông thu tô thuế của làng Đồng Dụ để thêm lộc nhà. Từ đấy người dân Đồng



               57   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62