Page 58 - Di san van hoa An Duong
P. 58

Dụ ai nấy đều thấm nhuần ơn đức của ông, coi ông như bậc sinh ra mình. Trong
              các gia đình của cải đều dư dật, dân trang trù phú đều nhờ ơn đức của ông.

                   Bấy giờ có người quý tộc ngoại thích nhà Trần là Hồ Quý Ly mưu toan muốn
              nắm hết quyền bính về tay mình, trên thì ngăn cản lòng vua, dưới thì lấn át lời bàn

              của trăm quan trong triều. Sau khi làm tờ chiếu ép vua Thuận Tông phải truyền
              ngôi cho Thái tử Án (tức là vua Thiếu Đế, 1398 - 1400), năm Kỷ Mão niên hiệu
              Kiến Tân thứ 2, Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, sai người giết Thuận Tông ở quán
              Ngọc Thanh, phế bỏ Thiếu Đế mới lên 5 tuổi, giáng xuống làm Công tước Bảo

              Ninh, rồi xưng Đế, đổi họ Hồ, đặt quốc hiệu Đại Ngu. Triều thần nhiều người bất
              bình, bỏ chức, tước, không làm quan cho nhà Hồ. Sau khi cùng một số quan chức

              như Thái bảo Trần Dũng, Thượng tướng quân Trần Khát Chân...  mưu giết Quý
              Ly, nhưng bại lộ, Hãng, Chân bị giết, Đại Phạm lánh về quê Đồng Dụ than rằng:
              “Bầy tôi trung không thờ hai vua. Quý Ly là người hưởng lộc hậu của nhà Trần, lại

              manh tâm khinh bạc cướp ngôi vua, thực là trời đất phải tru diệt, quỷ thần và
              nhân dân đều căm giận. Nếu ta không sớm trù mưu chước, ắt lụy tới bản thân và
              gia quyến. Thánh nhân có lời: “Quân tử kiện cơ nhi tác”, nghĩa là người quân tử

              thấy có dịp tốt phải nổi lên ngay. Nay chi bằng yết thị cầu các anh hùng, hào kiệt
              nhân tài dựng cờ khởi nghĩa, để khôi phục ngôi vua nhà Trần thì muôn năm về
              sau tiếng thơm không mất, khỏi hổ thẹn với các vị tiên hiền nhà Trần ở chốn

              tuyền đài”. Ông Đại Phạm phát hịch truyền đi tám xã: Vĩnh Khê, Văn Cú, Vân Tra,
              Đồng Giới, Hoàng Lâu, Lương Quy, Tràng Duệ, tập hợp được trên 2 trăm người,
              cùng các xã ở lân cận trong vùng được hơn 2 ngàn người. Xã Đồng Dụ là địa bàn

              xung quanh đều có sông bao bọc, địa điểm hiểm yếu. Ông đặt một đồn lớn ở trên
              gò đất có hình thế kim tinh lạc thủy (sao Kim rơi xuống nước), phía ngoài đắp
              thành lũy, phía trong cắm rào gỗ để làm nơi phòng thủ chống địch, lại sai 6 người

              con lập 3 đồn nữa ở xung quanh để tiện ứng giúp lẫn nhau.

                   Sáu  người  con  ông  Đại  Phạm  đương  sức  tài  trai,  luyện  rèn  võ  nghệ,  văn
              chương. Bá Tùng, Trọng Bách, Trọng Minh, Trọng Mẫn, Quý Hống, Quý Nghị thông
              minh hơn người, học vấn uyên bác. Nay thấy cha, mẹ có ý dẹp loạn yên dân, đều

              đến nghe mệnh lệnh của cha. Bá Tùng lập đồn trại ở xứ Cây Đa, Trọng Bách lập đồn
              ở xứ Cây Vối, một đồn trại nữa ở Cống Mang do người con thứ 3 là Trọng Minh
              trông giữ. Người con thứ 4 Trọng Mẫn thông thạo chữ nghĩa, trí nhớ tốt được giao

              trọng trách trông coi công việc trong ngoài doanh trại. Người con thứ 5 là Quý Hống



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG     58
   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63