Page 62 - Di san van hoa An Duong
P. 62

thừng. Bảy hiên cấu tạo kiểu bảy ngang, trên má bảy chạm nổi hoa văn chữ triện
              lá giắt, mây quyện với lá thiêng. Bộ vì hồi cấu tạo tương tự như bộ vì gian trung
              tâm, nhưng trên cấu kiện kiến trúc chạm khắc đơn giản hơn. Tại các góc vuông
              được tạo ra từ cột cái và dưới xà dọc có những cấu kiện gỗ kiểu cánh gà được

              chạm nổi hoa văn chữ triện rút. Dưới các bảy hiên cũng được gia công bằng cấu
              kiện kiểu con sơn để đỡ cho bảy, con sơn tạo hình chân triện rút và được chạm
              hoa văn chữ triện lá giắt.

                   Tòa hậu cung khung chịu lực gồm 3 bộ vì, vì 4 hàng chân cột, kết cấu vì kiểu

              thuận chồng giá chiêng, trên cấu kiện của hai bộ vì của tòa hậu cung được chạm
              khắc tinh xảo hơn tòa tiền tế. Đặc biệt bộ vì trước cửa cung cấm các cấu kiện như:
              ván bưng, xà nách, bảy, thuận tạo thành một mặt cốn lớn, trên cốn chạm nổi tinh

              xảo đề tài rồng, mây ẩn hiện cùng với hoa lá thiêng. Hệ thống cửa cung cấm làm
              theo kiểu cửa cổ, cửa thùng khung khách, gồm cửa chính giữa, to rộng, ngưỡng
              cao, có bốn cánh ít khi mở. Cửa nách hai bên cửa chính, cửa nhỏ cấu tạo hai cánh.

              Lối vào trong cung nơi thâm nghiêm nhất của ngôi đình chủ yếu qua cửa nách.
              Bộ vì gian hồi tòa hậu cung, 2 cột cái trốn và cột quân hậu bằng đá đỡ xà lòng, trên
              bảy được chạm đầu rồng. Toàn bộ hệ thống chân cột được kê trên chân tảng đá

              xanh, giật hai cấp, cấp trên tròn tượng cho trời, cấp dưới vuông tượng cho đất, thể
              hiện ngôi đình đứng bền vững trong sự hòa hợp của trời đất. Với những kết cấu
              kiến trúc như bố trí bảy nằm ngang, một số hoành tròn và những mảng hoa văn

              chạm khắc trên cấu kiện kiến trúc có thể xác định đình Đồng Dụ hiện nay được
              làm thời Hậu Lê cuối thế kỷ XVIII và sau này trùng tu vào thời Nguyễn, khoảng
              giữa thế kỷ XIX.

                   Đình Đồng Dụ trải qua binh lửa chiến tranh nhưng hiện nay vẫn bảo tồn

              được một số cổ vật có giá trị về lịch sử văn hóa như sau:

                   - Khám, long ngai và thần tượng: Thần tượng ngồi trong long ngai và đặt
              trong khám lớn. Toàn bộ nghi trượng thờ trên đều làm bằng gỗ quý và được đặt
              trang nghiêm trong cung cấm. Long khám, long ngai được chạm tinh xảo với các

              đề tài truyền thống tứ linh, tứ quý, hoa lá thiêng. Theo truyền ngôn của người dân
              địa phương, trước đây thần tượng thờ ở miếu, sau miếu đổ nát thần tượng được
              rước về đình như hiện nay. Thần tượng được tạc theo kiểu tượng tròn, có đầy đủ

              mũ, áo, cân đai, trên phẩm phục nổi rõ rồng mây hội tụ, sóng nước thủy ba. Thần
              tượng ngồi tự nhiên trong tư thế phụng triều, mặt vuông chữ điền, tai to dài, râu



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG     62
   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67