Page 67 - Di san van hoa An Duong
P. 67

Quỳnh Hoàng hình thành muộn nhất vào thời Lý, thế kỷ XI - XII. Bởi thời
             Trần trang ấp nơi đây đã sinh ra Ngài Nguyễn Danh Uy, danh tướng nhà Trần.
             Quỳnh Hoàng xa xưa là xã thuộc huyện Giáp Sơn, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương.
             Đầu triều Nguyễn, thành lập đơn vị cấp tổng, Quỳnh Hoàng được lấy làm tên cho
             tổng, tổng Quỳnh Hoàng gồm 7 xã: Quỳnh Hoàng, Vật Cách Thượng, Vật Cách Hạ,

             Cống Hiến (sau đổi thành Cống Mỹ), Lương Quán, Mỹ Tranh và Hà Liễn (Hà Liễn
             nay là thôn thuộc xã Bắc Sơn). Quỳnh Hoàng xã đứng đầu tổng, xã đứng đầu tổng
             thời xưa thường có vai trò quan trọng về quyền lực, tài chính và vị thế. Theo sắc

             phong ghi trong thần tích, niên hiệu Duy Tân (1907- 1916), xã Quỳnh Hoàng, tổng
             Quỳnh Hoàng, thuộc huyện An Dương, tỉnh Kiến An. Ngày nay Quỳnh Hoàng là
             một trong 6 thôn của xã Nam Sơn (Quỳnh Hoàng, Vật Cách Thượng, Vật Cách Hạ,
             Lương Quán, Mỹ Tranh và Cống Mỹ).

                    Quỳnh Hoàng phía Nam giáp sông Tam Bạc, sông có tên Nôm là sông Rế,

             nơi xa xưa là môi trường sinh sống của người Quỳnh Hoàng. Ngày nay là con sông
             hiền hòa, trong xanh chứa nguồn nước ngọt tưới mát cho hàng ngàn ha lúa, hoa
             mầu trong huyện và cũng là một trong 3 con sông cung cấp nguồn nước sinh hoạt
             cho người dân thành phố Hải Phòng. Về khai điền, lập ấp Quỳnh Hoàng có những
             dòng họ: Bùi, Lê, Nguyễn, Trịnh... sau này dân đến tụ cư nên có thêm nhiều dòng

             họ khác. Quỳnh Hoàng có chùa cổ, tên chữ là Quỳnh Lâm. Phần lớn người dân
             trong làng theo đạo Phật, nhưng cũng có một bộ phận theo Công giáo, có nhà thờ
             Công giáo xây dựng năm 1933. Tuy tôn giáo, tín ngưỡng có sự khác biệt, song dân

             làng Quỳnh Hoàng sống đoàn kết, cần cù, năng động, quả cảm, khoan hòa, trọng
             lễ nghĩa. Tinh thần, tính cách đó đã trở thành truyền thống, một sức mạnh to lớn
             của quê hương. Trước đây người dân Quỳnh Hoàng sinh sống bằng canh nông,
             trồng trọt, đánh bắt thủy sản trên sông Rế. Quê hương Quỳnh Hoàng nổi tiếng về
             trồng cau, tương truyền cau Quỳnh Hoàng đã có mặt tại thị trường kinh kỳ Thăng

             Long. Ngày nay ngoài sản xuất canh nông, trồng trọt, dân làng còn làm dịch vụ và
             thương mại.

                   Quỳnh Hoàng là quê hương khoa bảng, làng có ngài Lê Đức Liêu đỗ Tiến sỹ
             khoa Giáp Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484), làm quan đến chức Hiến sát
             sứ. Ông được người dân Quỳnh Hoàng xây đền tại khu di tích đình Quỳnh Hoàng

             để phụng thờ.

                   Đình Quỳnh Hoàng thờ bốn vị Thành hoàng, thân thế của các vị Thành hoàng
             như sau:



               67   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72