Page 69 - Di san van hoa An Duong
P. 69

huân tướng có nhiều công lao, vì đất nước mà quên chuyện xây dựng gia đình
             riêng.  Vua  ban  sắc  phong  tặng:  “Trung  liệt  Đại  tướng  quân,  Danh  tổng  Đại
             Vương”, cho triều thần mang sắc về tận trang Quỳnh Hoàng làm lễ tế Ngài. Nhân
             dân an táng Ngài tại quê hương, theo di chúc của ông sau khi cải táng đưa di cốt

             về ký táng tại núi Tượng Sơn, xã Tiên Hội, nay là khu vực núi Voi thôn Tiên Hội,
             xã An Tiến, huyện An Lão, Hải Phòng. Nơi đó có gia nô của ông trông nom hương

             khói. Địa điểm để di cốt của ông hiện nay nằm trong doanh trại của một đơn vị
             bộ đội Hải quân. Từ rất xa xưa nhân dân đã dựng tại đây ngôi miếu để phụng thờ
             ông. Âu cũng là thiên lý duyên kỳ ngộ, sinh thời Ngài là Đại tướng quân chỉ huy

             đánh thủy bộ, khi về cõi vĩnh hằng Ngài được những người lính thủy trông coi
             hương hỏa.

                    Vị Thành hoàng thứ hai: Nguyễn Cống Lãng.

                    Ngài Nguyễn Cống Lãng với Danh Uy là đôi bạn vong niên, một bài ca tình

             bạn tuyệt vời, bất hủ hiếm có trong lịch sử. Ngài Cống Lãng sinh năm 1236 tại
             trang Bách Lẫm, huyện Trấn Yên, phủ Gia Hưng, đạo Hưng Hóa (địa danh trên
             nay  thuộc  thành  phố  Yên  Bái,  tỉnh  Yên  Bái).  Thân  phụ  ngài  là  Nguyễn  Danh
             Lương, thân mẫu là Đoàn Thị Mỹ, song thân tuổi cao nhưng chưa có con nối dõi,

             ông bà đã thành tâm làm lễ cầu thần linh ở ngôi miếu trên núi quê nhà. Sau đó
             được sơn thần báo cho biết Thượng đế cho Tiên đồng giáng xuống làm con. Ngài

             Cống Lãng sinh ra khôi ngô, tuấn tú, tướng mạo to, lớn khác người. Năm 7 tuổi
             ông được bố mẹ cho đi học. Tứ thư, ngũ kinh, Nho học ông rất tinh thông, sở học
             của ông ngang bằng Hương Cống (bởi vậy sau tôn vinh gọi ông là Cống Lãng).
             Năm ông 15 tuổi, phụ mẫu qua đời. Nghe tin trang Quỳnh Hoàng có Nguyễn

             Danh Uy là bậc anh hùng, ông liền đến gặp. Hai ông tâm đầu ý hợp như anh hùng
             tao ngộ, ông xin ở lại sống tại Quỳnh Hoàng. Giặc Nguyên sang xâm lược nước ta

             vua Trần phong cho Danh Uy làm “Danh tổng Đại tướng quân”, Cống Lãng làm
             “Phó Tướng quân” cùng Trần Quốc Tuấn chỉ huy lực lượng thủy, bộ đánh giặc.
             Sau hai cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông, đất nước thanh bình, ông
             Lãng làm quan trong triều một số năm, sau đó cũng như Danh Uy, Cống Lãng xin

             về trí sĩ tại bản quán. Khi biết tin Danh Uy mất, Cống Lãng liền về Quỳnh Hoàng
             nơi người bạn tri âm qua đời làm lễ phúng viếng. Nhớ thương người bạn tri âm,

             tri kỷ và tương đồng hoàn cảnh vì quê hương, đất nước, hai ông đều không xây
             dựng gia đình riêng. Ngài Cống Lãng muốn báo đáp tấm lòng cao thượng, tình



               69   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74