Page 74 - Di san van hoa An Duong
P. 74
Sắc phong
1. Sắc phong: Đình Quỳnh Hoàng bảo tồn được nhiều sắc phong nhất trong
các di tích của huyện An Dương, gồm 9 đạo sắc của vua triều Nguyễn ban tặng
cho các vị Thành hoàng: Sắc phong 1 niên hiệu Tự Đức thứ 6 (1853), phong cho
Nguyễn Danh Uy là “Diệu cảm hiến phu chương hiển chi thần”; sắc thứ 2, niên
hiệu Tự Đức 33 (1880) phong cho Ngài Danh Uy với duệ hiệu như trên; Sắc thứ 3
niên hiệu Đồng Khánh thứ 2 (1887) phong cho Ngài Danh Uy với duệ hiệu như
trên; Sắc phong 4 niên hiệu Duy Tân thứ 3 (1909), phong cho Ngài Danh Uy với
duệ hiệu nêu trên; Sắc phong 5 và 6 niên hiệu Khải Định thứ 2 (1917), phong cho
2 Ngài: “Trần triều Đại tướng quân Nguyễn Danh Uy, Tổng công tôn thần”; “Trần
triều Hương Cống, Nguyễn Lãng công tôn thần”; Sắc phong thứ 7 niên hiệu Khải
Định thứ 9 (1924), phong Nguyễn Danh Uy; Sắc thứ 8 niên hiệu Khải Định thứ 9
(1924) phong “Đương cảnh Thành hoàng Hương cống, Nguyễn Lãng công tôn
thần, tặng Đoan túc tôn thần”; Sắc thứ 9 niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924) phong
Phạm Tử Nghi là “Hoằng hiệp Thượng đẳng thần”.
2. Long ngai và bài vị gồm 3 bộ: Long ngai bài vị biểu tượng sự hiện diện của
các vị Thành hoàng ngự tại chốn đình chung, nơi dân làng phụng thờ. Bài vị để
trong long ngai, đặt trang trọng trong cung cấm. Long ngai, bài vị chế tác bằng gỗ
vàng tâm được gia công chạm khắc rất tinh xảo với các đề tài tứ linh, tứ quý, mây,
sóng nước, hoa lá thiêng. Long ngai, bài vị sơn son thếp bạc, phủ hoàn kim ánh
lên mầu vàng sang quý. Qua các nét hoa văn trang trí, điêu khắc trên long ngai,
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 74