Page 76 - Di san van hoa An Duong
P. 76
mới, cá mòi, nộm tay bí, hồng cốm... Tế lễ dâng cúng xong, mọi người đến dự hội
lễ cùng thụ lộc, như cùng được hưởng ân trạch thánh ban. “Lễ hội mừng cơm
mới” ngoài giá trị giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân Thành
hoàng, còn là động lực khuyến khích người dân hăng say lao động, phát triển sản
xuất làm ra nhiều của cải, nhiều sản phẩm, thực phẩm đặc sắc cho quê hương.
“Lễ hội mừng cơm mới” mang nét độc đáo, đặc sắc về ẩm thực của địa phương.
“Lễ hội mừng cơm mới” cần được nghiên cứu bảo tồn và lập hồ sơ vinh danh là
di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Những ai đã một lần về dự Lễ hội mừng cơm
mới, cũng như những hội lễ khác của quê hương Quỳnh Hoàng, đều có ấn tượng,
cảm xúc tốt đẹp và rất mong muốn sớm được trở lại (xem nội dung bài “Lễ hội
mừng cơm mới” trong sách).
Khu di tích đình Quỳnh Hoàng hội tụ đầy đủ những giá trị lịch sử văn hóa,
tâm linh, tín ngưỡng của người dân trong và ngoài địa phương. Du khách đến nơi
đây lên đình thấy được võ công hiển hách của các bậc chiến tướng đánh bại quân
xâm lược Nguyên Mông, kẻ thù làm cả thế giới kinh hoàng. Xuống đền Quan Tiến
sĩ, mọi người sẽ tìm được nền văn trị thời Lê Thánh Tông, triều đại nổi tiếng vẻ
vang nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Khu di tích còn hàm chứa rất nhiều
những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo, đặc sắc của một vùng quê giầu bản sắc
văn hóa.
Tuy nhiên cần sớm có kế hoạch quy hoạch xây dựng khu di tích đình Quỳnh
Hoàng thực sự là trung tâm sinh hoạt văn hóa truyền thống của nhân dân trong và
ngoài địa phương, một địa điểm tham quan, du lịch xứng tầm với những giá trị văn
hóa lịch sử quý giá.
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 76