Page 75 - Di san van hoa An Duong
P. 75

bài vị có thể xác định niên đại thời Hậu Lê thế kỷ XVIII. Đây là những bộ long ngai,
             bài vị có giá trị cao về mặt lịch sử và mỹ thuật trong hệ thống di tích được xếp
             hạng của huyện An Dương

                   3. Bát hương: Gồm 5 chiếc, chất liệu gốm, mầu nâu sẫm, do lò gốm Phù

             Lãng sản xuất. Bát hương kiểu dáng như một chiếc bát lớn, đáy nhỏ, miệng loe
             rộng, hai bên có tai, tai tạo hình rồng uốn lượn trong mây, đầu rồng vươn lên
             cao. Trên thân và miệng bát hương mặt trước tạo nổi hình mặt trời với các tia
             sáng  tỏa  ra  xung  quanh.  Dưới  vị  trí  mặt  trời  có  khung  hình  chữ  nhật  nằm

             ngang, bên trong khung tạo nổi 4 chữ Hán: Thánh cung vạn tuế. Qua hoa văn
             trang trí trên bát hương có thể đoán định bát hương được tạo tác thời Hậu Lê,
             thế kỷ XVIII.

                   Hằng năm tại khu di tích đình Quỳnh Hoàng người dân tổ chức các lễ hội

             truyền thống. Dịp đầu năm mới vào ngày 10 tháng Giêng tại đền quan Tiến sĩ có
             “Lễ hội khai bút” rất đông vui, đặc biệt thu hút được rất nhiều các thanh, thiếu
             niên, học sinh tham dự. Trong lễ hội có lễ rước thư bút từ đình Quỳnh Hoàng sang

             chùa Quỳnh Lâm rồi đến đền quan Tiến sĩ, sau đó làm lễ khai bút. Sau nghi thức
             khai bút, có biểu dương phát phần thưởng cho các em học sinh giỏi của làng và
             các hoạt động vui chơi tìm hiểu văn hóa lịch sử địa phương, viết thư pháp, bình
             thơ, ngâm thơ. Lễ hội khai bút đầu xuân tuy mới được tổ chức từ năm 2017 đến
             nay, nhưng rất có giá trị giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa và khuyến học,

             khuyến tài của địa phương. Lễ hội khai bút đầu xuân tại khu di tích đình Quỳnh
             Hoàng cần được kế thừa, phát huy để trở thành một di sản văn hóa phi vật thể của
             địa phương.

                   Ngày 15 tháng 2 âm lịch, lễ hội kỳ phúc của làng. Vào những năm chẵn, làng

             tổ chức lễ rước thánh quanh làng. Ngoài phần tế lễ có các trò chơi như: vật, cờ
             tướng, đu tiên, đi cầu thùm, hát chèo, hát chầu văn, giao lưu văn nghệ giữa các
             làng trong xã...

                   Vào mùa thu, ngày 15 tháng 9 âm lịch, nhân dịp tưởng niệm ngày hóa của

             Đức thánh Phạm Tử Nghi, tại đình làng có “Lễ hội mừng cơm mới”. Hội lễ rất
             khác biệt, độc đáo không địa phương nào có. Trong lễ tiết, người dân địa phương
             tuyển chọn những thực phẩm đặc sắc của quê hương để làm phẩm lễ. Cỗ lễ dâng

             lên cúng tế Thành hoàng là những cao lương, mỹ vị của quê hương được chế biến
             từ sản vật đặc sắc của địa phương như: xôi gạo nếp mới với chim ngói, cơm gạo



               75   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80