Page 70 - Di san van hoa An Duong
P. 70

xưa, nghĩa cũ với bạn, ông ở lại sinh sống tại Quỳnh Hoàng. Ông mở trường dạy
              học. Ông dạy rất nghiêm cẩn, học trò theo học rất đông và nhiều người thành đạt.
              Ông trở thành người thầy giáo nổi tiếng ở đạo Hải Đông thời bấy giờ và được mọi
              người tôn vinh là “Giáo thụ Hải Đông”. Tuổi ngoại lục tuần, vào một ngày ông đi

              tắm gội, bỗng bầu trời tối đen, dưới sông sóng nước nổi lên cuồn cuộn, sấm chớp
              dữ dội, từ trên trời một xe hạc trong mây hạ xuống đón ông và ông đã hóa. Nhân
              dân Quỳnh Hoàng được tin ra tới nơi thì thấy mối xông đắp thành ngôi mộ lớn.

              Dân làng tâu lên triều đình, vua Trần rất thương xót ban phong cho ông: “Cống
              Lãng Đại Vương” và được thờ tự làm Phúc thần của làng. Thái tổ Lê Lợi bình được
              giặc Minh, vua tri ân tới các vị thánh có linh ứng âm phù đất nước, đã phong cho

              ông là “Thượng đẳng thần”.




































                           Ban thờ các Ngài Nguyễn Danh Uy và Nguyễn Cống Lãng



                   Vị Thành Hoàng thứ ba: Ngài Phạm Tử Nghi.

                   Theo thần tích lưu tại di tích Lăng miếu Đôn Nghĩa (nơi thờ ông ), Phạm
              Tử Nghi tên húy là Thành, tên chữ là Tử Nghi, quê ở làng Niệm Nghĩa, huyện An

              Dương, phủ Kinh Môn, xứ Hải Dương, nay là phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân,
              thành phố Hải Phòng. Từ nhỏ ông nổi tiếng học một biết mười, lại có sức khỏe



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG     70
   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75