Page 68 - Di san van hoa An Duong
P. 68

Vị Thành hoàng thứ nhất: Ngài Nguyễn Danh Uy.
                   Theo  bản  thần  tích  được  quan  Quản  giám  bách  thần,  Hùng  lĩnh  Thiếu

              khanh  Nguyễn  Hiền  theo  lệnh  trên  sao  lại  vào  niên  hiệu  Vĩnh  Hựu  thứ  nhất
              (1735),  hiện  lưu  giữ  tại  địa  phương,  Nguyễn  Danh  Uy  sinh  năm  1244  tại  làng

              Quỳnh Hoàng, thân phụ Nguyễn Danh Nghi, thân mẫu Nguyễn Thị Lai, người
              làng Cam Lộ cùng huyện (nay là phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, Hải
              Phòng). Thân mẫu sau lần mơ bắt được một hổ con mà sinh ra ông. Khi sinh

              Ngài  hào  quang,  hương  thơm  bay  lan  tỏa  khắp  nhà.  Hổ  là  chúa  sơn  lâm,  oai
              phong như trời, bởi vậy Ngài được thân phụ luận theo giấc mộng mà đặt tên là

              Uy (một âm khác đọc là Oai). Ông là người cường tráng, khỏe mạnh lại chăm học
              tập, rèn luyện võ nghệ, nên nổi tiếng là nhân kiệt thời đó. Ông dựng nhà ven
              sông làm chài lưới, mở lớp dạy võ nghệ cho trai tráng trong vùng. Trần Quốc
              Tuấn nghe tin đến tận trang Quỳnh Hoàng hai lần mới gặp được ông. Hai người

              đàm đạo cả ngày và trở thành người bạn tri âm. Năm 1285, giặc Nguyên-Mông
              sang xâm lược nước ta lần thứ hai, ông được Trần Quốc Tuấn tiến cử với vua

              Trần, sau khi thử tài, vua phong cho ông tước Quán Phục Hầu. Vì thạo nghề sông
              nước, nên ông được Trần Hưng Đạo giao cho 1 vạn quân và 30 chiến thuyền để
              tuần tra, kiểm soát các cửa khẩu sông lớn và đánh chặn quân chi viện của địch.

              Quân giặc đại bại, ông được phong chức “Tổng tướng lĩnh, Đại tướng quân”. Do
              công lao to lớn của ông, nên làng Quỳnh Hoàng được vua ban là đất “hộ nhi”,

              mộc ấp của Ngài. Nhân có tiền thưởng, Ngài Danh Uy biếu dân làng 10 lượng
              vàng mua ruộng, vườn, ao làm tài sản công. Năm 1287, quân Nguyên-Mông sang
              xâm lược nước ta lần thứ 3, ông cùng Hưng Đạo Vương cầm quân đánh giặc.
              Trong chiến dịch Bạch Đằng năm 1288, Danh Uy được giao trực tiếp chỉ huy đội

              quân khiêu chiến, đánh chặn để dẫn dắt quân địch vào trận địa cọc mai phục
              của ta. Quân giặc bị tiêu diệt, đất nước khải hoàn, Danh Uy được ban chức “Đại

              tướng quân, Danh tổng Vương”. Trang Quỳnh Hoàng được vua ban phong cho
              các thân vương, hoàng tộc làm thực ấp. Cũng từ đó dân làng Quỳnh Hoàng trở
              thành địa phương giầu có, lớn mạnh. Sau một số năm làm quan ở kinh thành, do

              sức khỏe yếu, Ngài xin về trí sĩ ở quê nhà. Tại quê hương những năm cuối đời
              Danh Uy đã mang tiền của giúp đỡ nhân dân. Ông còn trồng cây thuốc nam để
              làm thuốc chữa bệnh cho mọi người. Ân huệ của ông lan truyền rộng khắp trong

              vùng. Năm 1297, Danh Uy qua đời. Vua Trần biết tin rất thương xót một bậc



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG     68
   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73