Page 71 - Di san van hoa An Duong
P. 71

hơn người. Lớn lên ông chăm học tập, luyện rèn võ nghệ, trau dồi binh pháp,
             trở thành người văn, võ toàn tài. Thuở tráng niên ông đã tập hợp mọi người đắp
             đê ngăn nước mặn, mở rộng xóm làng, phát triển sản xuất và chống giặc cướp
             bảo  vệ  quê  hương.  Một  lần  ông  gánh  tiền  đóng  thuế  cho  dân  làng  lên  kinh
             thành, do có sức khỏe, ông vác được một cây gỗ lớn cho quan quân triều đình,

             làm mọi người kinh ngạc nên ông đã được yết kiến vua Mạc. Vua Mạc thấy ông
             có sức khỏe lại giỏi võ nghệ nên vua giao cho ông diệt trừ 3 con voi dữ ở cánh
             đồng Nhân gần kinh thành mà bấy lâu chưa ai diệt được. Phạm Tử Nghi xin về

             quê ba tháng để tập luyện cách đánh voi. Tại quê hương ông đắp con đường lớn,
             dài, hai bên đường đắp các ụ đất lớn, lúc tập luyện võ hét to vung gậy gạt san
             bằng. Người đương thời cảm phục sức khỏe phi thường của ông, gọi ông là “Ông
             tướng Thiên Lôi”. Đường ông đắp đã thành cổ tích ghi trong sách sử, hiện nay
             là phố Thiên Lôi ở quận Lê Chân thành phố Hải Phòng. Sau ba tháng tập luyện,

             ông đi diệt ba con voi dữ, hai con bị chết, một con bị thương nặng. Đánh thắng
             ba con voi dữ, ông được vua phong làm “Đại tướng quân”. Ông là võ quan cao
             cấp của triều Mạc có nhiều công lao giúp dân, giúp nước. Một bậc anh hùng

             thời tao loạn, mặc dù là tướng nhà Mạc, triều đại đối địch với nhà Lê, song triều
             Hậu Lê rất kính trọng tài, đức của ông, đã ban sắc phong cho ông làm Thành
             hoàng của nhiều làng. Thần tích về ông nói rằng sau khi bị Triều Minh (Trung
             Quốc) dùng quỷ kế phản trắc ám hại, ông đã hiển Thánh làm cho nước Minh
             không yên. Nhà Minh phải làm lễ tế rất trọng hậu đưa tiễn ông như một bậc

             Công, Hầu. Bè chở thủ cấp của ông không ai đẩy nhưng vẫn trôi về nước Nam.
             Tương truyền bè qua các bến sông đều được các nơi dựng miếu thờ và tôn làm
             Thành hoàng làng. Ông thường hiển linh phù hộ cho người dân làm ăn trên

             sông nước. Làng Quỳnh Hoàng xưa cuộc sống rất quan thiết với sông Rế, nên đã
             phụng thờ Ngài Phạm Tử Nghi làm Thành hoàng.

                    Vị Thành hoàng thứ 4: Trần Quốc Tuấn

                   Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300) là anh hùng dân tộc, danh tướng thế giới.
             Thân phụ là Trần Liễu, thân mẫu là công chúa Lý Thị Nguyệt. Ngài bản tính thông
             minh, dĩnh ngộ, tương truyền là tiên đồng giáng sinh, được cha, mẹ mời nhiều
             thày giỏi về dạy cả văn lẫn võ.

                    Đầu triều Trần, đế quốc Mông Cổ đánh chiếm nhiều nơi trên thế giới, sai sứ

             đòi vua Trần Thái Tông sang cống và mượn đường đánh Trung Quốc, vua không
             nghe. Đầu năm 1258, giặc theo đường sông Thao tiến đánh Thăng Long. Trước



               71   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76