Page 47 - Di san van hoa An Duong
P. 47

Hiển hựu thiên ứng”, ban cho dân địa phương 100 quan tiền để trùng tu đền thờ
             ông. Vài chục năm sau các phụ lão trong làng chiêm bao thấy vị Thành hoàng nói:
             “Nay  có  hai  vị  Cao  Sơn  và  Quý  Minh  khi  còn  sống  đã  có  công  với  nước  nhà,
             Thượng đế phong làm Phúc thần làng này, mọi người nên dựng miếu phụng thờ.
             Nếu thờ với ta thì đặt bài vị thần hiệu của hai Ngài bên phải của ta để phụng thờ,

             làm được như vậy sẽ được hưởng phúc sâu, rộng”. Sáng hôm sau dân làng bàn
             nhau và cử một đoàn sang làng Điều Thượng rước bài vị thần hiệu của Ngài Quý
             Minh Đại Vương. Một đoàn sang Điều Hạ rước bài vị thần hiệu của Ngài Cao Sơn

             Đại  Vương.  Dựng  miếu  ở  nơi  ngày  xưa  các  Ngài  đóng  đồn  quân  để  bốn  mùa
             hương khói.

                   Niên hiệu Trùng Hưng (1285 - 1293 ), vua Trần Nhân Tông cầu đảo có linh
             ứng, gia tặng cho Cao Sơn mỹ tự “Anh vũ Uy tích”, gia tặng cho Quý Minh “Trung

             liệt Cảm ứng”. Niên hiệu Hưng Long triều Trần thứ 21 (1313), vua tặng Cao Sơn là
             “Thu hóa Đôn nghĩa”, tặng cho Quý Minh là “Quả đoán Cương nghị” và tặng cho
             Chàng Rồng Đại Vương là “Dũng cảm Chiêu ứng”. Cao Sơn, Quý Minh là Thượng
             đẳng thần, Chàng Rồng là Trung đẳng thần, được trang Tri Yếu, phủ Kinh Môn

             phụng thờ. Sau này đến triều Nguyễn nhiều vua đã sắc phong cho Ngài Cao Sơn,
             Quý Minh là Thượng đẳng thần và nhiều xã quanh vùng phụng thờ. Vua Khải
             Định năm thứ 9 (1924), sắc phong cho Chàng Rồng là “Chàng Rồng Long thần,
             tôn thần, Thượng đẳng thần”.

                   Theo các vị cao niên trong làng, đình Tri Yếu được khởi tạo vào thời Hậu Lê

             thế kỷ XVII, đình nằm trên gò đất phía Nam của làng. Theo các nhà phong thủy
             đình tọa lạc trên gò đất hình con rùa, đình nằm trên đầu rùa. Đình Tri Yếu hướng
             Nam, phía trước có dòng sông Lạch Tray, ngày, đêm chảy về biển, xa xa vọng về

             dãy núi Tượng Sơn, hướng Đông Nam, dãy núi Thiên Văn chầu đến. Thời Nguyễn
             đình tu sửa nhiều lần, lần trùng tu cuối cùng, trên ngói màn của đình ghi niên đại
             tuyệt đối vào năm 1894 (năm Giáp Ngọ). Đình Tri Yếu trước đây làm bằng vật liệu
             truyền thống, có kiến trúc mặt bằng tiền nhất, hậu đinh. Tòa đại bái 5 gian, 2 dĩ,

             tòa chữ đinh, trung đường 3 gian, hậu cung cũng là cung cấm ba gian. Năm 1968,
             do điều kiện, hoàn cảnh lịch sử lúc đó, nên đình Tri Yếu bị dỡ bỏ chỉ còn lại phần
             hậu cung để lấy vật liệu làm một số công trình của địa phương. Năm 1983, trên cơ

             sở hậu cung, nhân dân địa phương dựng thêm phần tiền tế đình 5 gian. Năm 2021
             được nhà tài trợ hưng công trợ giúp kinh phí lớn, đình Tri Yếu được trùng tu, tôn
             tạo với quy mô kiến trúc to lớn.



               47   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52