Page 51 - Di san van hoa An Duong
P. 51
Bài trí thờ tự
đạo, ban cho 3 xã Tri Yếu, Điều Yêu Hạ, Điều Yêu Trung phụng thờ Ngài Cao Sơn;
Sắc phong của vua Tự Đức năm thứ 33 (1880), phong cho ba xã Tri Yếu, Điều Yêu
Hạ, Điều Yêu Trung thờ Cao Sơn; Sắc phong của vua Đồng Khánh, năm thứ 2
(1887) gồm 2 đạo sắc, đạo sắc 1 ban cho ba xã Tri Yếu, Điều Yêu Hạ, Điều Yêu
Trung thờ Cao Sơn, đạo sắc 2, ban cho 5 xã: Tri Yếu, Điều Yêu Hạ, Điều Yêu
Thượng, Đào Yêu và Nhu Điều thờ Ngài Quý Minh; Sắc phong của vua Duy Tân
năm thứ 3 (1909), ban phong cho xã Tri Yếu thờ Ngài Cao Sơn và Quý Minh; Sắc
phong của vua Khải Định năm thứ 9 (1924), ban cho xã Tri Yếu thờ Ngài Quý
Minh; Sắc phong của vua Khải Định năm thứ 9 (1924), ban cho xã Tri Yếu thờ Ngài
Chàng Rồng Long Thần, tôn thần.
Đình Tri Yếu trước đây hằng năm tính theo âm lịch, thường diễn ra nhiều
tiết lệ, nhưng vào dịp ngày 8 tháng 2 là ngày hội lớn nhất trong năm. Hội lễ diễn
ra từ ngày mồng 7 đến ngày 11. Trong lễ hội, lễ rước thánh rất long trọng, đông
vui; các nghi trượng, nghi vệ, tàn lọng, cờ quạt rước thánh đi rất khí thế. Người
khiêng rước kiệu phải là những trai tân có đạo đức tốt trong làng và phải mặc
quần the trắng, áo nậu đỏ. Dân làng tổ chức cúng lễ ở miếu rồi rước bát hương
thánh về đình mở hội. Những năm được mùa, mưa gió thuận hòa, lễ hội làng
kéo dài đến rằm tháng 2. Làng có ruộng tự điền phân cho 6 giáp để cày cấy lấy
51 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG