Page 40 - Di san van hoa An Duong
P. 40
ĐÌNH TRI YẾU, Xã ĐặNG cƯƠNG
ình Tri Yếu thuộc thôn Thành Công, làng văn hóa Tri Yếu, xã Đặng
ĐCương. Ngôi đình được mang chính tên địa danh làng quê nơi cộng
đồng dân cư sinh ra nó, đó là Tri Yếu. Đình Tri Yếu còn có tên là đình Đông, bởi
trước đây làng Tri Yếu có ba thôn: thôn Đông, thôn Đoài và thôn Trung Nghĩa,
riêng thôn Trung Nghĩa theo đạo Thiên chúa giáo, nên không có đình. Thôn
Đông, Đoài đều có các công trình tâm linh tín ngưỡng đình, chùa, miếu. Thôn
Đông được coi là thôn gốc, nên được giữ đình Đông. Trải qua thăng trầm của lịch
sử đình, miếu của thôn Đoài đã bị hủy hoại. Đình Đông, ngôi đình duy nhất còn
lại của làng Tri Yếu và trở thành tài sản chung của cộng đồng dân cư Tri Yếu, như
chính khởi thủy khi mới hình thành ngôi đình này.
Đình Tri Yếu nằm tại khu vực trung tâm của khu dân cư sầm uất và sát bên
con đường trục chính được rải nhựa khá rộng rãi của làng Tri Yếu.
Từ trung tâm thành phố theo các tuyến đường phố khác nhau, du khách đi
về thị trấn An Dương, hoặc đi về Cầu Đen trên Tỉnh lộ 351, đến ngã tư của đường
liên huyện với quốc lộ, hỏi thăm đi tiếp về xã Đặng Cương, rồi về đình Tri Yếu.
Đường đến di tích đều là đường nhựa đẹp, rộng rãi, rất thuận tiện cho tất cả các
phương tiện giao thông đường bộ đến nơi đây.
Tri Yếu (知 要), theo chữ Hán có nghĩa là làm chủ những điều cốt lõi trong
cuộc sống. Tri Yếu là một làng tối cổ, trang ấp được hình thành từ thời Hùng Duệ
Vương (vua Hùng thứ 18), bởi thời đó tại địa phương đã có Chàng Rồng, làm
tướng của vua Hùng, sau này trở thành Thành hoàng làng Tri Yếu.
Tri Yếu xa xưa là một xã thuộc huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải
Dương. Niên hiệu Minh Mạng (1820 - 1840), thành lập cấp hành chính tổng và
năm 1837 thành lập phủ Kiến Thụy. Năm 1898, thành lập tỉnh Hải Phòng, năm
1902 đổi tên thành tỉnh Phù Liễn, năm 1906, đổi thành tỉnh Kiến An, Tri Yếu
trở thành xã thuộc tổng Điều Yêu, huyện An Dương, phủ Kiến Thụy, tỉnh Kiến
An. (năm 1901 tên Điều đổi thành Kiều). Tổng Điều Yêu gồm 10 xã: Đào Yêu,
Đào Yêu Thượng, Đào Yêu Hạ, Đào Yêu Đông, Đào Yêu Trung, Nhu Điều, Tri
Yếu, Hy Tái, Tiên Sa và Xích Thổ. Tri Yếu xưa là vùng đất sầm uất, quan yếu,
thuận tiện về giao thông (chủ yếu là đường thủy), vì vậy được chọn làm lỵ sở
của huyện An Dương trong một thời gian khá dài, khoảng vài thế kỷ. Đến niên
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 40