Page 33 - Di san van hoa An Duong
P. 33

cuộc kháng chiến chống lại quân xâm lược nhà Đường, bà đã hết sức giúp đỡ em
             trai là Mai Kỳ Sơn. Nghe tin Mai Kỳ Sơn hy sinh, bà đã tự tận nơi cây cầu đầu làng,
             kiên quyết không để sa vào tay giặc. Sau khi mất, bà đã hiển thánh trong lòng
             người dân, được người dân Kiều Thượng, Nhu Kiều phụng thờ là Thành hoàng

             làng. Tại đình Nhu Thượng còn lưu giữu được đạo sắc phong của vua Khải Định
             năm thứ 10 (1925), ban phong cho Bà Mai Thị Cầu là “... Kiều Nương Công chúa
             tôn thần...” gia tặng “Trai tĩnh, Trung đẳng thần...”.

                   Vị Thành hoàng thứ 3, Ngài Mai Kỳ Sơn, ông là em bà Mai Thị Cầu. Hai

             người là con của vua Mai Hắc Đế. Ông bà Mai Hắc Đế đi cầu tự ở núi Kỳ, nên sau
             này sinh ra ông và đặt tên là Kỳ Sơn. Năm 18 tuổi ông lấy vợ người họ Hoàng làng

             Nhu Kiều. Mai Hắc Đế đại định thiên hạ đã phong cho Mai Kỳ Sơn làm Thái tử.
             Ông Mai Kỳ Sơn đã xin vua cho hai xã Kiều Thượng, Nhu Kiều làm thang mộc ấp
             và cho dân làng 10 lạng vàng để người dân làm công quỹ. Vùng đất Nhu Kiều, Kiều
             Thượng địa thế hiểm yếu, bốn xung quanh đều là đầm hồ, kênh rạch, bao la uẩn

             khúc. Mai Kỳ Sơn đã xây dựng vùng đất này thành căn cứ kháng chiến chống lại
             nhà Đường. Trong thần tích chép: “Quân Đường nhiều lần đánh phá, nhưng đều

             bị phục binh của Mai Kỳ Sơn đánh cho tan tác. Thanh thế của Kỳ Sơn ngày càng
             lớn. Dân các vùng Đông Đạo, Nam Đạo (Hải Dương, Nam Định cũ) đều hưởng
             ứng nhiệt liệt”. Năm 725 Mai Kỳ Sơn xưng Đế, nhân dân gọi ông là Bạch Đầu Đế,

             tức là Vua Đầu Bạc. Truyền thuyết ghi trong thần tích, Mai Kỳ Sơn khi mới sinh ra
             tóc đã bạc trắng. Quân Đường rất nhiều lần giao chiến nhưng không diệt được
             nghĩa quân của Mai Kỳ Sơn. Quân Đường đã dùng mưu kế gian xảo hòa hoãn, rồi

             bất ngờ đánh úp đồn trại của Bạch Đầu Đế. Sau nhiều trận giao chiến ác liệt, Mai
             Kỳ Sơn đã bị trúng tên tẩm thuốc độc của kẻ thù và đã anh dũng hy sinh. Đình
             Nhu Thượng hiện còn bảo tồn, lưu giữ đạo sắc phong của vua Khải Định năm thứ

             2 (1917), phong cho Ngài Mai Kỳ Sơn: “... Bạch Đế tôn thần, gia tặng Dực bảo,
             Trung hưng tôn thần...”.

                   Hai chị em Mai Thị Cầu và Bạch Đầu Đế hy sinh, người dân vô cùng thương

             tiếc đã lập miếu, dựng đình để phụng thờ, đó là Miếu Đôi, Miếu Một, đình Nhu
             Thượng, đình Kiều Thượng. Truyền ngôn của địa phương còn kể rằng, sinh thời
             bà Mai Thị Cầu đã cho xây dựng hai ngôi chùa “Phúc Khảo”, “Phúc Độ” ở Nhu

             Thượng và Kiều Thượng để dân làng thờ Phật. Bà còn dặn lại dân làng, không nên
             xây dựng lăng, miếu to lớn làm gì để phí công sức, gạo tiền. Lời dặn trên của bà



               33   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38