Page 32 - Di san van hoa An Duong
P. 32

6 làng có tên Kiều của huyện An Dương và 8 xã có tên là Trang của huyện An Lão,
              rất nổi danh đẹp nơi thôn dã thời xưa.

                   Người dân Kiều Thượng chủ yếu sống bằng nghề canh nông và đánh bắt
              thủy sản trên sông, đầm, hồ lớn. Trải qua thời gian trên một thiên niên kỷ, người

              dân Kiều Thượng đã hun đúc nên tinh thần yêu quê hương, đất nước. Tinh thần
              đó đã có từ cuộc kháng chiến anh hùng chống kẻ thù xâm lược nhà Đường, thế kỷ
              VIII, do Ngài Bạch Đế và Mai Thị Cầu lãnh đạo. Truyền thống quý giá trên đã được

              người dân Kiều Thượng kế thừa, phát huy cho đến ngày nay. Trong những cuộc
              kháng chiến giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
              người dân Kiều Thượng đã đóng góp nhiều thành tích to lớn, nên đã góp phần xây

              dựng xã Quốc Tuấn được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý, đơn vị “Anh
              hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Tổng kết trong các cuộc kháng chiến bảo vệ
              độc lập, tự do của dân tộc, làng Nhu Thượng có 3 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 23

              liệt sĩ, 10 thương binh.

                   Làng Kiều Thượng thờ 5 vị Thành hoàng: Quý Minh, Mai Kỳ Sơn, Mai Thị
              Cầu, Trần Quốc Tuấn và Phạm Tử Nghi.

                   Căn cứ vào thần tích, thần sắc, bia ký chép ngọc phả hiện lưu giữ tại đình

              Kiều Thượng, thân thế sự nghiệp của các vị Thành hoàng được tóm lược như sau:

                   Vị Thành hoàng thứ nhất, Ngài Quý Minh Đại Vương. Ông là vị tướng tâm
              phúc của vua Hùng Duệ Vương (vua Hùng thứ 18). Ông có nhiều công lao với dân

              với nước. Ông đã từng mang quân đi đánh giặc qua vùng đất Kiều Thượng, Kiều
              Hạ, Nhu Kiều... và đã để lại ân huệ cho người dân nơi đây, nên đã được người dân
              trong  vùng,  trong  đó  có  người  dân  làng  Kiều  Thượng  tôn  vinh,  tri  ân  thờ  làm
              Thành hoàng. Tại đình còn lưu giữ đạo sắc phong của vua Khải Định năm thứ 9

              (1924), phong cho Ngài Quý Minh là “Trung lương, Linh diệu, Địch cát, Khác tĩnh,
              Dực bảo, Trung hưng, Thượng đẳng thần”.

                   Vị Thành hoàng thứ 2, Ngài Mai Thị Cầu, bà là con của vua Mai Hắc Đế, mẹ

              là Đinh Thị Sơ. Thân mẫu mơ được thần cho chén ngọc, nhân đó mà đặt tên bà
              là Cầu Nương (球- Ngọc Cầu). Bà Cầu lấy chồng người họ Phạm tại làng Kiều Yêu
              Thượng, 24 tuổi bà góa chồng. Từ đó bà dốc lòng nhân từ cứu giúp mọi người dân

              nghèo  khó.  Người  dân  làng  Nhu  Kiều,  Kiều  Thượng  được  bà  giúp  đỡ  chu  cấp
              ruộng đất và xin vua cha cho miễn trừ sưu thuế và mọi lao dịch, phu tạp. Trong



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG     32
   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37