Page 393 - Di san van hoa An Duong
P. 393
ĐÌNH ĐÔNG, Xã ĐẠI BẢN
ình Đông thuộc thôn, làng văn hóa Đại Đồng, xã Đại Bản, huyện
ĐAn Dương, thành phố Hải Phòng. Đại Đồng là thôn cổ, trước kia là
thôn của xã Vụ Nông. Đình Đông nằm ở phía đông làng Vụ Nông, nên mang tên
gọi như vậy. Ngôi đình được xếp hạng di tích lịch sử của thành phố Hải Phòng
năm 2015.
Theo bản hương ước của thôn Đại Đồng khai báo về trên đầu thế kỷ XX,
thôn Đại Đồng năm 1920 đã có bản hương ước riêng của thôn. Như vậy thôn Đại
Đồng của xã Vụ Nông phải là một thôn lớn, nên mới có hương ước riêng. Xã Vụ
Nông, tổng Vụ Nông, huyện An Dương, tỉnh Kiến An trước đây là xã lớn đứng
đầu tổng, có hai thôn: thôn Đông (thôn ở phía Đông) và thôn Đoài (thôn ở phía
Tây - Đoài).
Thôn Đại Đồng, xã Vụ Nông, trước đây có 01 đình: đình Đông; 01 chùa
(Thiên Minh) và miếu đình Đông, miếu đình Đông thờ Ngài Phương Nương.
Đại Đồng (大同),theo Hán tự có nghĩa là cùng chung sống trong hòa bình,
hạnh phúc. Người dân thôn Đại Đồng xưa có nguồn gốc từ Hải Dương, Thái Bình
và các tỉnh trung du Bắc Bộ đến khai khẩn đất hoang lập ấp, làm ăn sinh sống. Theo
các vị cao niên trong làng cho biết, đến lập làng, xóm ban đầu có các dòng họ: Đào,
Nguyễn Đức, Nguyễn Văn, Phạm, Lê… Do thiên tai, binh lửa chiến tranh, gia phả,
phú ý của các dòng họ bị thất lạc, không ghi chép được đầy đủ, nên đến nay các
dòng họ mới tập hợp được khoảng 15 đời. Nghề nghiệp chính của người dân là làm
ruộng, như ý nghĩa tên làng Vụ Nông, tức là siêng năng, chăm chỉ với nghề nông
nghiệp. Tên xã Đại Bản có sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, mang tính tương
đồng, kế thừa tên làng gốc, làng trung tâm là Vụ Nông. Dân gian có câu: “Nông dã
thiên hạ chi đại bản” nghĩa là, dân xã lấy nghề nông làm sự nghiệp to lớn.
Vụ Nông xưa, có quá trình tụ cư khá sớm, từ trước thời tự chủ, tức là trước
năm 938. Bởi thời Đường, Thái thú Cao Biền đã qua đây và đã mộng thấy các vị
thiên tướng xưng danh làm thần chủ nước Nam từ thời Hùng Vương dựng nước.
Theo truyền ngôn, vua Lý Thánh Tông đi đánh giặc nghỉ lại bến đò Nống. Đêm
vua mộng thấy có 5 vị thần tướng, tình nguyện giúp vua đánh giặc. Sau khi thắng
trận, vua cho lập miếu thờ 5 vị thần (gọi là miếu Lý) và cấp cho dân làng thuyền
393 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG