Page 395 - Di san van hoa An Duong
P. 395

Đình Đông ở trong khu dân cư và gần với ao của làng, có diện tích lớn tới 2-
             3 mẫu Bắc bộ. Với vị trí hiểm yếu trên, nên trong thời gian kháng chiến chống
             Pháp, đình Đông là địa điểm hoạt động bí mật của lực lượng kháng chiến. Trong
             khuôn viên đình có hầm bí mật để nuôi giấu các đồng chí cán bộ cách mạng,

             kháng chiến của xã và huyện. Thời kỳ chống Mỹ cứu nước, đình Đông là kho quân
             trang của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngôi đình là địa điểm tập trung bộ đội
             nhận quân trang, trang thiết bị, sau đó ra ga Dụ Nghĩa lên tầu để hành quân vào

             chiến trường miền Nam đánh giặc Mỹ.
                   Trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, nhân dân Đại Đồng cùng nhân

             nhân dân xã Đại Bản đã lập nên nhiều thành tích to lớn và đã được nhà nước
             phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

                   Đình Đông thờ 2 vị thành hoàng: Ngài Diêm La và Ngài Phương Nương.

                   Ngài Diêm La tên húy Phạm Thi, song sinh cùng với người anh cả là Phạm
             Luận vào ngày 12 tháng 9, không rõ ngày hóa. Ngài Phương Nương em gái út, sinh
             cùng bọc với 4 người anh vào ngày 5 tháng 11. Bảy anh em họ Phạm đều có công

             giúp vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đánh giặc Liễu Thăng, giải phóng đất nước. Ngài
             Phạm  Thi  được  vua  Thái  Tổ  phong  làm  Đại  tướng  quân.  Ngài  Phương  Nương
             được vua phong là Bình Khôi Công chúa. Sau khi mất, các ngài đều được phong

             làm Thành hoàng làng. Ngài Phạm Thi và Ngài Phương Nương được thờ tại đình
             thôn Đại Đồng.

                   Hằng năm, nhân dân Đại Đồng tổ chức lễ hội vào 3 ngày từ 9 đến ngày 11
             tháng 3 âm lịch. Người dân tổ chức lễ rước thánh ra đình Nước, sau đó rước qua
             các miếu của thôn, rồi rước về đình Đông mở hội. Lễ rước thánh có kiệu được

             che lọng vàng, bát biểu, chấp kích… Nhân dân trong và ngoài làng tham gia
             rước rất đông vui và nghiêm trang. Có năm trong lễ rước thánh có hiện tượng
             kiệu thánh bay, có nghĩa kiệu thánh tự nhiên chạy rất nhanh không ai có thể

             đuổi kịp. Ngoài phần tế lễ dâng hương, trong lễ hội còn diễn ra nhiều trò chơi
             mang tính dân gian như: đi cầu thùm, bắt vịt, chọi gà, đu tiên, đấu vật, đánh cờ
             người, tổ tôm điếm… Ngày nay người dân địa phương đang từng bước gạn đục,

             khơi trong, kế thừa, phát huy những nét đẹp văn hóa trong hoạt động lễ hội của
             tiền nhân để lại.

                   Trải qua thời gian lịch sử, đến nay, đình Đông còn bảo tồn một số hiện vật
             có  niên  đại  thời  Nguyễn  (thế  kỷ  XIX  -  XX)  như:  Bia  đá  dẹt,  trán  bia  hình  bán



              395   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   390   391   392   393   394   395   396   397   398   399   400