Page 480 - Di san van hoa An Duong
P. 480
5. NGUYỄN HIẾU TrUNG(? - ?)
gười làng Khinh Dao, huyện Giáp Sơn, nay là thôn Khinh Dao, xã An
NHưng. Khoa thi năm Mậu Tuất (1478) niên hiệu Hồng Đức thứ 9 đời Lê
Thánh Tông, ông đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân, làm quan đến chức
Giám sát ngự sử. Bài ký bia Tiến sĩ khoa Mậu Tuất niên hiệu Hồng Đức 9 (1478)
có ghi tên ông trong hàng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân.
6. Lê CÔNG TrUYỀN (? - ?)
ng là người làng Khinh Dao, huyện Giáp Sơn, phủ Kinh Môn, nay là thôn
ÔKhinh Dao xã An Hưng, đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa thi
năm Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 12 (1481), làm quan đến chức Giám sát ngự
sử. Tại Văn miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội, bia ghi chép các vị đỗ Tiến sĩ khoa thi năm
1481, có ghi tên ông Lê Công Truyền, huyện Giáp Sơn, phủ Kinh Môn.
7. Lê ĐỨC LIêU (? - ?)
gười làng Quỳnh Hoàng, xã Nam Sơn, ông đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến
Nsĩ xuất thân, khoa Giáp Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484), làm
quan tới chức Hiến sát sứ. Năm 2011, dân làng Quỳnh Hoàng đã nhờ một số cơ
quan nghiên cứu ở Trung ương tìm hiểu, sưu tra về Tiến sĩ Lê Đức Liêu và năm
2012, đã dựng đền thờ Ngài, gọi là “Đền quan Hiến sát sứ”, tại khu vực đình, chùa
làng Quỳnh Hoàng. Dân làng làm Lễ rước chân nhang của Ngài từ Văn miếu Quốc
Tử Giám về đền để phụng thờ.
Theo truyền ngôn, ông sinh ra trong gia đình rất nghèo khó, tuổi thơ phải mò
cua, bắt ốc, làm thuê, làm mướn mưu sinh và đã được một gia đình trong dòng họ,
ở xa bản quán, đưa về nuôi. Thời gian trôi đi, người dân Quỳnh Hoàng không còn
nhớ đến ông nữa. Sau khi đỗ đại khoa, ông được vua ban mũ áo, sĩ tốt về làng vinh
quy bái tổ. Khi về đến bến đò Nấng, nơi tiếp giáp làng Quỳnh Hoàng với đất huyện
Kim Thành, ông đứng đợi nhưng không thấy ai đến đón, đã tức giận và bỏ về kinh
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 480