Page 259 - 7. QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 2021
P. 259
Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei và
2
Philippines. Diện tích Biển Đông khoảng 3.448.000km . Độ sâu trung bình của
Biển Đông là 1.140m; khối lượng nước xấp xỉ 4 triệu krn Biển Đông có vị trí quan
3
trọng trong chiến lược biển và chiến lược an ninh của các nước lớn ở khu vực châu
Á - Thái Bình Dương như: Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nhật Bản... XCIII .
về khoáng sản, Biển Đông có các mỏ dầu và nguồn khoáng sản biển phong
phú. Theo số liệu công bố năm 1998 của một công trình : nghiên cứu ở Trung
Quốc, riêng khu vực quần đảo Trường Sa đã có trữ lượng dầu mỏ tới trên 41 tỷ
tấn. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, một sổ nước xung quanh Điển Đông đã tiến
hành khai thác mỏ thiếc ngầm dưới biển. Sản lượng khai thác dầu khí củã các nước
quanh Biển Đông đạt được nhịp độ tăng trường nhanh liên tục. Đứng đầu
khu vực là Indonesia, sản lượng khai thác dầu khí đã vượt qua con số 100
triệu tấn/năm.
Biển Đông có nhiều eo biển thông với Thái Bình Dương, nối với Ấn Độ
Dương, là đường giao thông huyết mạch nối Đông Á, Thái Bình Dương với
châu Âu, châu Phi và Trung Cận Đông. Nên kinh tế của nhiều nước hoặc vùng
lãnh thổ ở Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore) phụ thuộc
sống còn vào đường hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông. Biển Đông được đảnh
giá là con đường hàng hảỉ nhộn nhịp vào hàng thứ hai trên thế giới. Hiện nay,
lượng hàng hóa vận chuyên qua Biển Đông đã tăng gấp 1,5-2 lần so với trước
đây.
1.3.2. Chiến lược của Mỹ đối với Biển Đông
Mỹ là cường quốc hàng đầu của thế giới, nằm bên bờ của Đại Tây Dương
và Thái Bình Dương. Biển Đông được Mỹ đánh giá là có vị trí quan trọng
trong chiến lược an ninh Thái Bỉnh Dương của họ. Biển Đông là con đường
chiến lược của Mỹ từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương và Trung Đông;
là con đường thương mại chính của Mỹ với khu vực châu Á, nơi Mỹ có nhiều
đồng minh chính trị cần phải bảo vệ. Ngày 10-5-1995, Bộ Ngoại giao Mỹ ra
XCIII Xem Bộ Tư lệnh Hải quân, Cục Chính trị: Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa và khu vực thềm ỉục địa phía Nam (DKỈ), Nxb.Thông tin và truyền thông, H.2015.
283