Page 261 - 7. QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 2021
P. 261
nguyên ngoài khơi.
Từ tuyên bố đầu tiên chỉ nói chung chung năm 1995, Mỹ đã ngày càng cụ
thể hơn và chỉ đích danh Trung Quốc là nước có yêu sách phi pháp. Mỹ cũng dần
biến mình thành một quốc gia có lợi ích liên quan dù không có tuyên bố chủ quyền.
Có thể nhận thấy Mỹ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến tình hình tranh chấp chủ
quyền trên Biển Đông, trước hết là do Mỹ lo ngại về quyền tự do đi lại trên biển
và nhu cầu bảo vệ hoạt động kinh doanh của các công ty năng lượng Mỹ, nổi rộng
ra là lọi ích kinh tế của Mỹ. Đồng thời sự trỗi dậy và ảnh hường ngày càng tăng
của Trung Quốc ở khu vực trở thành nhân tố chủ chốt đe dọa vị thế siêu cường thế
giới duy nhất của Mỹ.
1.3.3. Chiến lược của Trung Quốc đổi với Biển Đông
2
Trung Quốc là quốc gia lục địa (diện tích 9.600.000km ), đồng thời là
quốc gia ven biển lớn (bờ biển dài khoảng 18.Ó00km). Trong lịch sử, Trung
Quốc quan tâm chủ yếu đến lục địa, từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc bắt đầu chủ
ý đến biển, bắt đầu có những tranh giành biển, đảo với các nước khác. Từ thập
niên 80 của thế kỷ XX, Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu và định hình chiến lược
biển quốc gia, nhằm trở thành cường quốc biển khu vực, tiến tới một cường
quốc hàng đầu thế giới trong thế kỷ XXI.
Trung Quốc cho rằng, biển là lối thoát của dân tộc Trung Hoa để sinh tồn
và phát triển. Trong chiến lược biển của Trung Quốc, Biển Đông là hướng phát
triển chủ yếu hiện nay, là “sống còn”, là bàn đạp để tiên ra đại dương, là nơi
thử nghiệm chính sách vươn lên thành cường quốc hàng đầu thế giới của Trung
Quốc. “Độc chiếm Biển Đông” là chủ trương chiến lược kiên định và nhất quán
của Trung Quốc.
Cùng với việc lấn chiếm và mở rộng các hoạt động quân sự, Trung Quốc
còn hợp lý hóa chủ quyền về pháp lý.
- Ngày 3-9-1987, Quốc hội Trung Quốc thông qua quy chế tỉnh Hải Nam
bao gồm đảo Hải Nam, các quần đảo Tây Sa ỵà Nam Sa (tức Hoàng Sa và
Trường Sa của Việt Nam).
- Tháng 3-1992, Quốc hội khóa VII của Trung Quốc thông qua “Luật
285