Page 264 - 7. QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 2021
P. 264
khu vực Biển Đông và gắn kết chặt chẽ khu vực này với Biển Hoá Đông và toàn
khu vực Ấn Độ - Thái Bỉnh Dương. Nhật Bản có lợi ích trong việc bảo vệ tự do
hàng hải; sự ổn định an ninh chính tộ trong khu vục gân Nhật; và thúc đẩy sự
tôn trọng trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ nhất là tại hai khu vực Biển Đông và
Biển Hoa Đông.
Quan điểm và mục tiêu xuyên suốt của Nhật Bản đối với vấn đề Biển Đông
là duy trì hòa bình, đâm bảo an ninh và tự do hàng hải quốc tế, trên nguyên tắc
mọi bất đồng tranh chấp chủ quyền và tranh chấp biển phải được giải quyết dựa
trên cơ sở luật pháp quốc tế và luật biển quốc tế băng các biện pháp hòa bình.
1.3.5. Chinh sách của một số nước ven Biển Đông
Các nước ven Biển Đông đều đánh giá Trung Quốc là nhân tố chủ yếu gây
mất ổn định ở Biển Đông. Họ không muốn Trung Quốc lấp “chỗ trống quyền
lực” ở Biển Đông, nên ủng hộ sự có mặt về quân sự của Mỹ ở đây để làm đối
trọng với Trung Quốc. Mặt khác, những nước này lại chấp nhận sự xoa dịu và
không muốn làm mất lòng Trung Quốc vì những tính toán lợi ích riêng của mỗi
nước.
Đối với Việt Nam, các nước ASEAN đều quan tâm phát triển quan hệ vê
nhiều mặt; hợp tác với Việt Nam trong việc giữ gìn hòa bình và ổn định trên
biển; thống nhất với Việt Nam về chủ trương giải quyết tranh chấp biển, đảo
bàng thương lượng hòa bình. Họ muốn Việt Nam là vật cản ngăn chặn mối đe
dọa bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng thường giữ im
lặng trước những hành động của Trung Quốc mà Việt Nắm phản đối.
Các nước ASEAN có xu hướng chung là muốn giữ nguyên trạng, tìm các
giải pháp dung hòa để không ảnh hưởng đến lợi ích dân tộc và tránh đối đầu. Các
nước đều chú trọng tăng cường tiềm lực quân sự của minh, đặc biệt là lực lượng
hải quân, để sẵn sàng đối phó với các tình huống tranh chấp trên biển.
1.4. Biển Đông vói phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh của Việt
Nam
288