Page 260 - 7. QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 2021
P. 260
tuyên bố về Biển Đông và Trường Sa, trong đó nhấn mạnh có lợi ích lâu dài
trong việc duy tri hòa bình và ổn định, bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển
Đông.
Hạm đội 7 của Mỹ thường xuyên qua lại Biển Đông; duý trì đêu đặn
trinh sát đường không để kiểm soát tình hình Biển Đông và các nước ven Biển
Đông. Những năm gần đây, lợi dụng chiêu bài chống khủng bố, Mỹ đã gia
tăng sự có mặt về quân sự, chuẩn bị cơ sở để tăng cường khả năng can thiệp
quân sự vào khu vực này. Hàng nặm, hải quân Mỹ đã tiến hành hàng chục
cuộc diễn tập song phương và đa phương với hải quân nhiều nước thành viên
cũ của ASEAN ở những quy mô khác nhau. Mục đích của các cuộc diễn tập
là huấn luyện, lôi kéo nhiều nước vào các hoạt động quân sự chung để từng
bước hình thành tổ chức quân sự khu vực do Mỹ chỉ huy, tạo điều kiện cho
Mỹ tập hợp đồng minh sẵn sàng can thiệp vào các “điểm nóng” của khu vực.
Để tranh giành ảnh hưởng, Mỹ thực hiện bao vây, kiềm chế Trung Quốc,
chính quyền Mỹ tiếp tục triển khai chiến lược “can dự và dính líu” dưới chiêu bài
“chống khủng bố”. Mỹ đã chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á - Thái Bình
Dương, tăng cường và mở rộng quan hệ quốc phòng, an ninh với các nước châu Á
- Thái Bình Dương. Từ năm 2002 đến nay, Mỹ đã vận động được nhiều nước Đông
Nam Á đồng ý cho Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ khi cần
thiết. Mỹ đã đặt vấn đề với Thái Lan nâng cấp sân bay Utapao; xây dụng căn cứ
hậu cần nổi ở vịnh Thái Lan.
Gần đây, Mỹ còn tăng cường viện trợ quân sự cho các nước đồng minh có
liên quan đến tranh chấp ở Truông Sa. Trong tuyên bố đưa ra rạng sáng 14-7-2020,
Mỹ khẳng định các tuyên bố của Trung Quốc đối với tài nguyên ngoài khơi trên
hầu hết Biển Đông là “hoàn toàn bất hợp pháp”. Trước đây, chính sách của Mỹ
kiên định ở việc kêu gọi các tranh chấp hàng hải giữa Trung Quốc và láng giềng
nên giải quyết một cách hòa bình thông qua luật pháp quốc tế, cụ thể là tòa trọng
tài do Liên hợp quốc hậu thuẫn. Nhưng trong thông điệp 14-7-2020, Ngoại trưởng
Pompeo thẳng thừng bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, đồng thời
cáo buộc Bắc Kinh đe dọa, làm suy yếu quyền chủ quyền của các nước Đông Nam
Á có bờ biên ở Biển Đông, bắt nạt các nước này, ngăn không cho khai thạc tài
284