Page 191 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 191
Phaàn II: Lòch söû vaø truyeàn thoáng 191
Những năm 1975 - 1985, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Yên Hưng đồng
sức, đồng lòng, cố gắng vượt qua thách thức, sáng tạo, từng bước tháo gỡ khó khăn, phát
huy thế mạnh, tiềm năng của quê hương, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo
vệ Tổ quốc. Những kết quả đạt được có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy việc thực
hiện thành công các nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới.
II. Thực hiện công cuộc đổi mới (1986 - 2023)
1. Yên Hưng những năm đầu thời kỳ đổi mới (1986 - 1990)
Sau hơn một thập kỷ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mặc dù đất nước ta đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực song cũng gặp không ít khó khăn, thử
thách. Cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp,
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu bắt đầu lâm vào tình trạng khủng
hoảng. Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chống phá cách mạng nước
ta. Tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn, cơ chế tập trung bao cấp còn tồn tại,
phương thức điều hành, quản lý còn bất cập dẫn đến các nguồn lực chưa được phát huy,
cản trở sự phát triển, làm nảy sinh tiêu cực, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Trước tình hình và đòi hỏi của thực tiễn, Đảng đã tích cực tìm đường lối đổi mới toàn
diện nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng, đưa đất nước tiến lên. Tháng 12/1986,
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện nhằm
đưa nước ta thoát khỏi tình trạng trì trệ và lạc hậu với đa dạng các thành phần kinh tế,
ba chương trình kinh tế lớn là: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất
khẩu. Nhằm cụ thể hóa đường lối của Đại hội VI, từ ngày 16 - 20/9/1986, huyện Yên
Hưng tổ chức Đại hội lần thứ XIII. Đại hội đã đề ra những quyết sách đúng đắn, thể
hiện tinh thần quyết tâm lớn và niềm lạc quan tin tưởng của Đảng bộ và nhân dân Yên
Hưng bước vào thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo.
Thực hiện ba chương trình kinh tế lớn, Đảng bộ huyện Yên Hưng đã gấp rút chỉ đạo
các cấp, các ngành tháo gỡ khó khăn, vận dụng đường lối đổi mới cho phù hợp, đẩy mạnh
phát triển sản xuất.
Trong sản xuất nông nghiệp, huyện tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 100-CT/TW ngày
13/01/1981 của Ban Bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến
nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp (gọi tắt là Khoán 100),
từ cuối năm 1986, huyện cũng đã tiến hành triển khai thực hiện khoán theo cơ chế mới.
Từ vụ mùa năm 1988, huyện bắt đầu thực hiện triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TW
ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (gọi tắt là
Khoán 100) và Nghị quyết số 02-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Ninh về hoàn thiện cơ
chế khoán sản phẩm trong nông nghiệp. Đến vụ chiêm xuân 1990, 100% các hợp tác
xã đã thực hiện Khoán 10. Cơ chế khoán mới đã tạo ra không khí phấn khởi trong
nhân dân, tạo động lực sản xuất nông nghiệp phát triển. Cùng với việc đổi mới cơ
chế, hàng loạt các biện pháp cụ thể được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp như:
tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh, đưa giống mới vào gieo trồng... Công tác thủy
lợi được quan tâm và đầu tư lớn. Việc củng cố các tuyến đê ven biển cũng được đẩy
mạnh. Nhờ đó, diện tích đất hoang hóa bị thu hẹp, diện tích gieo trồng mở rộng,
sản lượng lương thực không ngừng tăng. Năm 1989, năng suất lương thực đạt mức