Page 189 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 189

Phaàn II: Lòch söû vaø truyeàn thoáng    189



                  Trong tình hình khó khăn chung, công tác thủy lợi được đầu tư xây dựng nhằm đẩy
               mạnh sản xuất nông nghiệp. Huyện đã tập trung đầu tư vốn, lao động, vật tư để củng
               cố các công trình, kè chắn sóng đê Hà Nam, phòng chống bão lụt, hoàn chỉnh hệ thống
               thủy nông tưới tiêu, cống lấy phù sa và hệ thống kênh mương Yên Lập. Huyện còn đầu
               tư thêm bơm điện, bơm dầu bảo đảm tưới tiêu cho 10.059 ha đất gieo trồng, ổn định sản
               xuất vùng kinh tế mới Sông Khoai, Hà An và Mai Hòa. Nhờ hệ thống thủy nông được
               hoàn chỉnh nên khả năng chống hạn, chống úng được tăng cường đáng kể, giúp mở rộng
               diện tích, ổn định một phần sản xuất ở vùng kinh tế mới (Sông Khoai, Hà An và Mai
               Hòa), tạo tiền đề cho việc thâm canh cây trồng. Đáng chú ý là vùng kinh tế mới Mai Hòa
               đã có 650 ha đất trồng đi vào sản xuất và 180 ha diện tích đầm, kênh đưa vào nuôi cá.

                  Trong nông nghiệp, Huyện ủy tăng cường các biện pháp lãnh đạo nhằm tiếp tục củng
               cố quan hệ sản xuất, điều chỉnh quy mô các hợp tác xã cho phù hợp với tình hình mới
               trên địa bàn huyện. Đặc biệt, việc thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương
               Đảng (13/01/1981) về khoán sản phẩm trong các hợp tác xã nông nghiệp được triển khai
               rộng rãi. Các giống lúa mới có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn được đưa vào
               sản xuất, tranh thủ đất nhàn rỗi trồng rau màu vụ đông. Nhờ đó, tổng sản lượng lương
               thực quy thóc của năm 1985 đạt 27.307 tấn (tăng gấp 2,6 lần so với năm 1980) . Đối với
                                                                                                 (1)
               ngành lâm nghiệp, huyện đã triển khai giao đất, giao rừng cho xã viên hợp tác xã, phát
               động mạnh mẽ phong trào trồng cây phủ xanh đất trống, đồi trọc. Các hợp tác xã và hộ
               gia đình đã chuyển hướng sản xuất, kinh doanh nghề rừng, chuyển cơ cấu cây trồng, kết
               hợp trồng cây ăn quả với cây lấy gỗ và cây bóng mát. Những năm 1980 - 1982, huyện đã
               trồng được 12.000 cây các loại.

                  Đối với ngư nghiệp, các hợp tác xã ngư nghiệp tiếp tục được củng cố, khắc phục khó
               khăn, bám sát ngư trường, kết hợp giữa đánh bắt với nuôi trồng thủy sản. Một số công
               trình cống máng, đầm nuôi tôm cá được tu bổ, mở rộng. Kết quả, năm 1980, Hợp tác xã
               cá Thống Nhất hoàn thành cơ bản kế hoạch giao nộp sản phẩm tôm, cá cho Nhà nước;
               năm 1981 khai thác được 150 tấn tôm, cá các loại; diện tích đầm nuôi tôm, cá ở Hoàng
               Tân được mở rộng lên 30 ha và 180 ha ở kênh Cái Tráp.
                  Ngành chăn nuôi được sự chỉ đạo của Huyện ủy đã kịp thời chuyển hướng, khắc phục
               khó khăn, phát triển chăn nuôi gia đình. Nhờ đó, đàn lợn năm 1985 đạt 23.894 con (tăng
               7.593 con so với năm 1980). Ngoài ra, các hợp tác xã có chính sách khuyến khích xã viên
               mua thêm nghé, bò về nuôi nhằm tăng sức kéo.

                  Đối với ngành thủ công nghiệp, mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn do thiếu
               vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực và giá cả tăng cao, song huyện đã có những
               biện pháp tháo gỡ khó khăn và đạt được sự tăng trưởng tốt. Chiếu cói xuất khẩu năm
               1978  là  10.000  m ,  đến  năm  1981  đạt  140.000  m .  Tổng  sản  lượng  ngành  thủ  công
                                                                     2
                                  2
               nghiệp huyện của năm 1981 đạt 114% kế hoạch. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân, từ
               năm 1984 - 1985, ngành thủ công nghiệp gặp nhiều khó khăn, sản xuất giảm sút, giá
               trị tổng sản lượng năm 1985 chỉ bằng 45,2% so với năm 1981.


               (1)  Xem Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Quảng Yên: Lịch sử Đảng bộ thị xã Quảng Yên (1930 - 2020),
               sđd, tr.249.
   184   185   186   187   188   189   190   191   192   193   194