Page 194 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 194

194    Ñòa chí Quaûng Yeân



               của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong bối cảnh chung đó, tháng 6/1991, Đại hội đại biểu
               toàn quốc lần thứ VII của Đảng thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
               quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến
               năm 2000”. Thực hiện đường lối do Đại hội VII đề ra, Đảng bộ và nhân dân huyện Yên
               Hưng đẩy mạnh việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là công nghiệp hóa,
               hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đưa chủ trương, chính sách của Đảng vào cuộc sống.
                  Thực hiện chủ trương phát triển nhanh sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn,
               huyện Yên Hưng tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, quan hệ sản xuất trong
               nông nghiệp, nông thôn; đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nhằm đổi mới cơ
               cấu giống và mùa vụ. Huyện đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống kênh mương thủy
               lợi nội đồng, chú trọng công tác quản lý đê điều. Ngoài ra, các hộ nông dân được ngân
               hàng hỗ trợ vay vốn để mua sắm máy móc phục vụ nông nghiệp như: máy tuốt lúa, máy
               làm đất, máy bơm nước, vận tải cơ giới, chế biến nông sản... Nhờ vậy, năng suất, sản
               lượng lương thực của Yên Hưng tăng qua các năm. Năm 1990, năng suất lúa bình quân
               đạt 27,8 tạ/ha/vụ, sản lượng đạt 30.350 tấn; đến năm 2000 năng suất tăng lên 40,6 tạ/ha/vụ,
               sản lượng đạt 43.427,7 tấn (vượt chỉ tiêu Đại hội XVI đề ra gần 5.500 tấn).

                  Nhờ nguồn lương thực dồi dào, ngành chăn nuôi phát triển mạnh, đàn bò, dê, gà, vịt
               tăng nhanh về số lượng. Huyện đã phát triển một số đàn gia súc có giá trị kinh tế cao
               như bò lai Sind ở Minh Thành, Đông Mai, Tiền An; phát triển mô hình nuôi ngan Pháp
               và vịt siêu trứng. Ngành thủy sản từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, được
               tăng cường công tác quy hoạch cải tạo đầm nuôi; thành lập Trung tâm Giống thủy sản
               để chủ động nguồn giống; chuyển dần từ nuôi trồng quảng canh năng suất bấp bênh
               sang phương pháp nuôi trồng bán thâm canh; ngư dân được hướng dẫn khoa học kỹ
               thuật, tạo điều kiện vay vốn ưu đãi để mua sắm các phương tiện đánh bắt... Năm 2000,
               đàn lợn tăng 71% so với năm 1990; đàn trâu, bò ở mức ổn định. Sản lượng hải sản năm
               2000 đạt 6.000 tấn, tăng 3.460 tấn so với năm 1991 . Giá trị tổng sản lượng hải sản
                                                                       (1)
               năm 2000 đạt con số kỷ lục 73 tỷ đồng.

                  Trong sản xuất lâm nghiệp, huyện tiến hành giao đất, giao rừng cho các tập thể, cá
               nhân quản lý; khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển kinh tế lâm nghiệp.
               Vấn đề khai thác lâm sản, nhất là khai thác nhựa thông đã có kế hoạch chủ động hơn;
               hạn chế được tình trạng chặt phá rừng bừa bãi. Từ năm 1991 - 2000, huyện trồng được
               5.000 ha rừng; hoàn thành kế hoạch giao đất, giao rừng, phủ xanh đồi núi trọc.

                  Trong  quá  trình  thực  hiện  chuyển  đổi  cơ  chế,  ngành  công  nghiệp,  tiểu  thủ  công
               nghiệp, thương mại - dịch vụ ở Yên Hưng được sắp xếp và cơ cấu lại từ tổ chức bộ máy
               đến phương thức sản xuất, kinh doanh. Ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày
               càng lớn, một số chợ ở khu vực thị trấn được sửa chữa nâng cấp, xây dựng tạo điều kiện
               thuận lợi cho giao thương, buôn bán phát triển. Các cơ sở công nghiệp được huyện tạo
               điều kiện giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn để ổn định sản xuất và tìm hướng phát triển phong
               phú, đa dạng. Nhiều đơn vị đã chú ý khâu đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, hạ
               giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa như: Công ty Thủy sản II,


               (1)  Ủy ban nhân dân huyện Yên Hưng: Niên giám thống kê huyện Yên Hưng 1986 - 2000, tư liệu lưu trữ
               tại Chi cục Thống kê thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh, tr.135, 227.
   189   190   191   192   193   194   195   196   197   198   199