Page 192 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 192
192 Ñòa chí Quaûng Yeân
5 tấn/ha/năm; bình quân lương thực đầu người đạt 325 kg/năm. Đến năm 1990, tổng
sản lượng lương thực đạt 30.376 tấn, tăng 10% so với năm 1988.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm được huyện Yên Hưng chú trọng phát triển nhằm thực
hiện hiệu quả chương trình lương thực - thực phẩm. Mặc dù gặp khó khăn về cung ứng
thức ăn nhưng các trại chăn nuôi vẫn được giữ vững và có tăng trưởng. Năm 1990, toàn
huyện có 3.240 con trâu, 1.601 con bò, 23.665 con lợn, đàn gia cầm có 148.355 con; so với
năm 1986 tăng 47 con trâu, 270 con bò, 950 con lợn, 70.389 con gia cầm.
Ngành thủy sản tiếp tục được ưu tiên, đầu tư vốn xây dựng hệ thống đầm nuôi trồng
và mua sắm trang thiết bị phục vụ đánh bắt theo phương châm “Nhà nước và nhân dân
cùng làm”. Huyện đặc biệt quan tâm đến việc cung ứng vật tư, xăng dầu, tiêu thụ thủy
sản; tăng cường công tác quản lý, trao đổi kinh nghiệm giữa các hợp tác xã, tổ sản xuất
và ngư dân. Từ năm 1986 - 1990, sản lượng thủy sản tăng qua từng năm. Năm 1988,
sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đạt 1.360 tấn (tăng 24% so với năm 1986).
Đặc biệt, trong 2 năm (1989 - 1990), sản lượng thủy sản tăng nhanh, vượt 33% so với
chỉ tiêu đề ra, tăng 78% so với năm 1988.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được củng cố và mở thêm một số cơ sở,
ngành nghề mới, nhất là trong khu vực chế biến nhằm thực hiện chương trình sản xuất
hàng tiêu dùng mà Đại hội VI của Đảng đề ra. Mặc dù trong bối cảnh gặp nhiều khó
khăn về vốn, vật tư, nguyên liệu, xăng dầu, thị trường bị thu hẹp, nhất là thị trường
Đông Âu và Liên Xô, song các cơ sở đã có những biện pháp tháo gỡ khó khăn, thích
ứng với cơ chế mới nên nhiều mặt hàng được ổn định và có bước phát triển khá. Năm
1988, giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp tăng 2% so với năm 1986; trong đó khu
vực quốc doanh chiếm 50,5%, khu vực tập thể chiếm 15,8%, khu vực cá thể và gia đình
chiếm 33,7%.
Các hoạt động thương nghiệp, xuất khẩu có nhiều chuyển biến tích cực. Huyện Yên
Hưng đã tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như chiếu cói, tôm, rau câu, nhựa
thông... Tổng kim ngạch xuất khẩu 2 năm (1987 - 1988) đạt 2,3 triệu rúp - đôla, bình
quân tăng 7,2% so với năm 1986. Việc phân phối, lưu thông hàng hóa được tổ chức, sắp
xếp lại, nhất là hệ thống các hợp tác xã mua bán, các công ty kinh doanh nội, ngoại
thương. Nhờ kinh tế phát triển nên thu ngân sách trên địa bàn có bước tiến bộ.
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Một số di tích trên địa
bàn huyện được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Trong giáo dục, các cấp học, sĩ số
học sinh từ mầm non đến giáo dục phổ thông và bổ túc văn hóa được duy trì, giữ vững.
Bên cạnh việc tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và các trang thiết bị đồ dùng
dạy học, đội ngũ giáo viên cũng được bổ sung, nâng cao trình độ chuyên môn. Công tác
y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình có những chuyển biến tích cực và duy trì tốt. Cùng
với việc tiếp tục xây dựng và đưa vào phục vụ hiệu quả một số trung tâm y tế, công tác
tuyên truyền thực hiện vệ sinh, phòng chống dịch bệnh được tăng cường. Cuộc vận động
lớn về sinh đẻ có kế hoạch đã vận động được nhiều người tham gia. Chương trình hợp
tác y tế giữa Việt Nam - Thụy Điển được triển khai và thực hiện hiệu quả.
Hoạt động văn hóa - thông tin, truyền thanh luôn bám sát nhiệm vụ chính trị, tăng
cường tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.