Page 184 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 184

184    Ñòa chí Quaûng Yeân



               192-CT/TW ngày 26/10/1971 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đưa người không
               đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng trong cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên
               và kết nạp đảng viên Lớp Hồ Chí Minh. Toàn Đảng bộ huyện có 161 trường hợp bị xử lý
               kỷ luật từ khiển trách cho đến đưa ra khỏi Đảng; Ban Thường vụ Huyện ủy cũng quán
               triệt công tác cán bộ theo Nghị quyết số 225-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác cán
               bộ trong giai đoạn cách mạng mới, quy hoạch cán bộ cấp huyện và xã, chuẩn bị đội ngũ
               cán bộ cho thời kỳ mới của cách mạng. Qua việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, trình
               độ giác ngộ chính trị, quan điểm tư tưởng; ý thức tổ chức và tinh thần trách nhiệm, tính
               chiến đấu của cán bộ, đảng viên được nâng cao.
                  Năm 1974, Đảng bộ huyện Yên Hưng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VIII. Trên cơ
               sở phân tích sâu sắc tình hình cụ thể của huyện, Đại hội tiếp tục đề ra kế hoạch khôi
               phục và phát triển kinh tế - xã hội cho những năm 1974 - 1975. Đại hội bầu Ban Chấp
               hành Đảng bộ huyện gồm 24 đồng chí, đồng chí Nguyễn Thi được bầu giữ chức Bí thư
               Huyện ủy.
                  Trong hơn 20 năm xây dựng Yên Hưng theo con đường xã hội chủ nghĩa, trong đó có
               gần 10 năm trong điều kiện chiến tranh, Đảng bộ và nhân dân Yên Hưng đã vượt lên
               muôn vàn khó khăn, chung tay giải quyết các vấn đề trong việc khôi phục, phát triển kinh
               tế, văn hóa - xã hội. Cơ sở hạ tầng được củng cố, đời sống nhân dân có bước phát triển
               vượt bậc. Quốc phòng, an ninh được đảm bảo, hệ thống chính trị được củng cố vững chắc.

                  Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, huyện Yên Hưng đã hoàn thành xuất
               sắc nhiệm vụ hậu phương. Với tinh thần “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu
               một người”, huyện đã huy động đến mức cao nhất nhân lực, ủng hộ hàng nghìn tấn
               lương thực - thực phẩm cho chiến trường miền Nam. Đặc biệt, trong công tác tuyển
               quân, huyện đã làm tốt việc vận động thanh niên nhập ngũ, nhờ vậy công tác tuyển
               quân năm 1973 đạt 109% kế hoạch, năm 1974 đạt 103% kế hoạch; năm 1975, số lượng
               thanh niên nhập ngũ bằng hai năm 1973 - 1974 cộng lại. Tổng kết cuộc kháng chiến
               chống Mỹ, cứu nước, huyện có 9.108 người nhập ngũ, trong đó có hàng trăm người con
               ưu tú hy sinh trên các chiến trường. Hàng chục gia đình có từ 2 đến 3 con là liệt sĩ...
               Với những thành tích xuất sắc, những chiến công đặc biệt trong kháng chiến chống Mỹ,
               Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Hưng đã được Đảng và Nhà nước trao tặng 12 Huân
               chương Quân công, 832 Huân chương Chiến công, 26 Huân chương Lao động, hàng trăm
               bằng khen Chiến sĩ thi đua các cấp. Huyện Yên Hưng và các xã An Hòa, Nam Hòa,
               Minh Thành được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; đồng chí
               Nguyễn Hữu Nghi và đồng chí Tống Thị Vít được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao
               động. Đây là động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Yên Hưng tiếp tục phát huy
               truyền thống Bạch Đằng, ghi tiếp vào trang sử vàng những chiến công mới.
   179   180   181   182   183   184   185   186   187   188   189