Page 183 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 183
Phaàn II: Lòch söû vaø truyeàn thoáng 183
Để tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển, công tác thủy lợi tiếp tục được chỉ đạo và
có sự chuyển hướng. Ban Thường vụ Huyện ủy đã có hai cuộc họp trong ngày 20/12/1972
và ngày 14 - 15/8/1973 thảo luận về công tác thủy lợi, trong đó nhấn mạnh quy hoạch hệ
thống thủy lợi và củng cố đê kè, thực hiện quyết liệt và có trọng điểm. Đầu năm 1973,
huyện thành lập Ban Chỉ huy chiến dịch thủy lợi gồm 12 đồng chí, tiến hành nhiều
chiến dịch thủy lợi thành công, tiêu biểu như hai chiến dịch “Chiến dịch mùa Xuân đại
thắng” và “Chiến dịch Phước Long”. Trong 2 năm (1974 - 1975), huyện củng cố 38 đội
thủy lợi, công tác quản lý chặt chẽ và dứt điểm từng công trình. Các chỉ tiêu kế hoạch
đều vượt mức đề ra.
Huyện ủy cũng chủ trương phát triển sản xuất thực phẩm, tập trung vào chăn nuôi lợn,
vịt đẻ, nuôi cá và trồng rau. Nhờ có chủ trương đúng đắn và giải pháp tích cực, năm 1975
đàn lợn của huyện có gần 11.000 con, đàn vịt (vịt đẻ) có 12.000 con. Sản lượng đánh bắt
cá của các hợp tác xã ngư nghiệp tăng nhờ củng cố quan hệ sản xuất, năm 1975 sản lượng
tăng hơn 32% so với năm 1974. Sản lượng lương thực - thực phẩm tăng nên bình quân
lương thực cũng tăng từ 14 kg/tháng/người (năm 1974) lên 16 kg/tháng/người (năm 1975).
Cùng với nông nghiệp, ngành lâm nghiệp của huyện cũng được chú trọng đầu tư phát
triển. Ngày 11 - 12/01/1973, Ban Thường vụ Huyện ủy họp Hội nghị quán triệt Nghị
quyết số 05 của Tỉnh ủy về công tác lâm nghiệp. Từ ngày 22 - 24/10/1973, Hội nghị Ban
Chấp hành Đảng bộ huyện họp đề ra phương hướng phát triển lâm nghiệp với các loại
cây chủ đạo là thông, bạch đàn, tre, mít; trồng cây ở vùng đồi núi, vùng ven đê; để đạt
được mục tiêu thì vấn đề then chốt là giống, huyện huy động giống cây bạch đàn, tre
trong nhân dân, khuyến khích nhân dân nhặt hạt thông, phi lao về ươm, đầu tư xây
dựng vườn ươm của hợp tác xã, chọn người có kỹ thuật phụ trách. Từ năm 1973 - 1975,
Yên Hưng trồng hơn 400 ha rừng (cây lấy gỗ, cây ăn quả, cây rừng).
Công nghiệp, thủ công nghiệp của huyện được phát triển dựa trên những nguồn lực
từ nông - lâm - ngư nghiệp. Các cơ sở ngói, gạch, vôi được xây dựng. Giá trị sản lượng
toàn ngành thủ công nghiệp năm 1975 tăng 7% so với năm 1973. Một số hợp tác xã
chuyên doanh đã góp phần tích cực phục vụ kế hoạch xây dựng vùng kinh tế mới Sông
Khoai như Hợp tác xã Tháng Mười, Liên Minh, Thành Công.
Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, công tác văn hóa - xã hội, y tế đã tập trung vào
nhiệm vụ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Ngành giáo dục mở rộng
chương trình giáo dục phổ thông và bổ túc văn hóa. Năm học 1973 - 1974, số học sinh
tăng 20% so với năm học 1972 - 1973, tỷ lệ thi hết cấp III đạt từ 81 - 90% trở lên.
Công tác quân sự địa phương được quan tâm chỉ đạo. Trong những năm 1973 - 1975,
Huyện ủy chỉ đạo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, đảm bảo sẵn sàng
chiến đấu. Hằng năm, công tác tuyển quân được thực hiện tốt, hoàn thành chỉ tiêu cấp
trên giao, đúng số lượng, thời gian quy định. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, toàn huyện có 9.108 người nhập ngũ. Chính sách hậu phương quân đội và việc
gắn nhiệm vụ quân sự địa phương với phong trào lao động sản xuất được thực hiện tốt.
Về công tác xây dựng Đảng, trong những năm 1973 - 1975, Đảng bộ huyện tập trung
thực hiện Nghị quyết số 195-NQ/TW ngày 06/3/1970 của Bộ Chính trị về cuộc vận động
nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên Lớp Hồ Chí Minh và Chỉ thị số