Page 179 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 179
Phaàn II: Lòch söû vaø truyeàn thoáng 179
Trước những thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và phong
trào Đồng khởi ở miền Nam của quân dân ta, đế quốc Mỹ và tay sai tăng cường tung
gián điệp, biệt kích ra miền Bắc, móc nối với gián điệp của Pháp để lại trước đó, thực
hiện các hành vi phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa. Ở Yên Hưng, bọn gián điệp cũ tuyên
truyền nói xấu chế độ, lợi dụng tôn giáo để tung các tin đồn nói xấu cách mạng. Trước
những hoạt động phá hoại đó, theo chủ trương của Đảng và Khu ủy, huyện đã tiến hành
bắt giam và đưa đi cải tạo một số tên, vạch trần thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc của
chúng. Ngày 21 - 22/6/1962, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện họp Hội nghị mở rộng
nhằm quán triệt Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 53 của
Khu ủy về chống bọn phản cách mạng.
Nhận thấy sự leo thang chiến tranh của đế quốc Mỹ, Ban Thường vụ Huyện ủy đã
quán triệt Chỉ thị của Trung ương, xây dựng phương án tác chiến, huy động tối đa lực
lượng từ các phong trào của thanh niên, phụ nữ, thiếu niên, nhi đồng, phụ lão để sẵn
sàng chiến đấu.
Về công tác xây dựng Đảng, sau một thời gian củng cố tổ chức, toàn Đảng bộ có
chuyển biến mạnh về tư tưởng, nội bộ đoàn kết thống nhất, chất lượng đảng viên được
nâng cao. Ngày 08/11/1962, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ III được tiến hành.
Đảng bộ huyện bầu 27 đồng chí vào Ban Chấp hành (4 ủy viên dự khuyết), đồng chí
Nguyễn Tiến Liễn tiếp tục được bầu làm Bí thư Huyện ủy.
Nhìn chung, trong giai đoạn 1961 - 1965, Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Hưng đã
nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội và làm tốt công
tác xây dựng hệ thống chính trị, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ ra miền Bắc. Vinh dự lớn đối với Đảng bộ và nhân dân Yên Hưng là sáng mùng 1 Tết
năm Ất Tỵ (tức ngày 02/02/1965), trên đường về Uông Bí, Bác dừng chân tại đồi thông
Yên Lập (xã Minh Thành). Tại đây, Bác đã gặp gỡ, thăm hỏi, động viên nhân dân và
căn dặn: “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý” . Đây là một
(1)
niềm động viên khích lệ lớn đối với nhân dân Yên Hưng nói riêng và nhân dân Quảng
Ninh nói chung.
II. Huyện Yên Hưng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965 - 1975)
1. Vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ,
chi viện cho tiền tuyến (1965 - 1972)
Sau “Sự kiện vịnh Bắc Bộ” do đế quốc Mỹ gây ra ngày 05/8/1964, miền Bắc phải trở
lại trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Tất cả hoạt động kinh tế - xã hội đều phải gắn với
tình hình mới, không cho quân địch phá hoại các công trình, cơ sở sản xuất quan trọng
của ta. Thực hiện nghị quyết của các cấp lãnh đạo, huyện Yên Hưng tiến hành sơ tán
dân khỏi vùng chiến sự, đồng thời lập vùng chiến đấu, trang bị hỏa lực phòng không để
đánh trả các đợt bắn phá của địch, bảo đảm giao thông thông suốt, hệ thống thông tin
không bị gián đoạn.
(1) Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Quảng Yên: Lịch sử Đảng bộ thị xã Quảng Yên (1930 - 2020), sđd,
tr.161.