Page 180 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 180
180 Ñòa chí Quaûng Yeân
Ngày 13/01/1966, Ban Thường vụ Huyện ủy họp Hội nghị mở rộng bàn về vấn đề an
ninh chính trị trong tình hình mới. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị, các phần tử xấu
được phân loại để có biện pháp xử lý phù hợp.
Là một huyện trọng điểm nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh, Huyện ủy Yên Hưng
đã tổ chức nhiều hội nghị cải tiến hợp tác xã nông nghiệp, cùng với đó xác định thủy lợi
là nhiệm vụ hàng đầu kết hợp chặt chẽ với khai hoang mở rộng diện tích để tăng năng
suất cây trồng.
Về công tác thủy lợi, được sự quan tâm, đầu tư khuyến khích của cấp ủy, chính quyền
các cấp, năm 1966 nhân dân Yên Hưng đào đắp được 1.914.528 m đất và 45.977 m đá,
3
3
xây dựng nhiều công trình như đắp đê Trung ương, kè đá chắn sóng, đắp đê ngăn nước
mặn Hiệp Hòa, Liên Hòa, Khe Giá, Rộc Bồng 2, đầm Bồ Cáo... Năm 1967, huyện tiếp
tục huy động lực lượng đào đắp đê Hà Nam, Hà Bắc, thi công xong đập nước Khe Giá
(2,5 km), làm đập nước ở Cỏ Khê, đắp đường trục từ Hà Nam đi Đò Chanh, Nông trường
Tiền Phòng đi Đồng Phú...
Từ sau năm 1967, phong trào làm thủy lợi huyện Yên Hưng tiếp tục dâng cao, phát
triển mạnh và đạt được nhiều thành tích. Đến hết năm 1968, toàn huyện huy động hàng
triệu ngày công làm các công trình thủy lợi, quai đê lấn biển, củng cố 270 km kè đê biển
và khai hoang, tu bổ 40 công trình thủy lợi nhỏ. Sơ kết 6 tháng đầu năm 1967, Đội thủy
lợi xã Cẩm Tiến được chọn là lá cờ đầu của tỉnh về công tác thủy lợi.
Năm 1969, huyện thành lập được 58 đội thủy lợi chuyên trách với 1.768 người, trong
đó có 38 đảng viên, 496 đoàn viên và 743 dân quân, 5 đội phấn đấu đạt năng suất 300%
định mức.
Từ năm 1970, huyện tập trung đắp đê nước mặn với 72.000 m , trong đó chiều dài
3
đoạn Hà Nam 6 km, đoạn Sông Chanh 5,5 km; đắp đê Hiệp Hòa, Yên Giang, Cộng Hòa,
đê vận tải với 72.000 m , kè đá 5.000 m , đắp đê Điền Công, Nam Hòa, Hiệp Hòa 13.700 m .
3
3
3
Hệ thống tiểu thủy nông Hà Nam được đào đắp 2 triệu m , xây 7 cống. Hệ thống đê, cống
3
Hoàng Tân, Yên Mô, Điền Công, Bồ Cáo được đào đắp khoảng 6.000 m ; đào đắp, nạo
3
vét sông ngòi ở Hà Nam khoảng 3 triệu m .
3
Năm 1971, huyện đào đắp được 810.858 m đất, đạt 101% kế hoạch năm. Công trình
3
đê vận tải thi công kéo dài nhiều năm, đến năm 1971 cơ bản hoàn thành. Trữ lượng nước
được nâng lên, đảm bảo tưới cho 81% diện tích lúa cả năm của huyện .
(1)
Nhờ làm tốt công tác thủy lợi và thâm canh, năng suất, sản lượng lương thực - thực
phẩm của huyện Yên Hưng ngày càng tăng. Trong những năm 1965 - 1969, ba hợp tác xã
Hòa Bình, Vị Khê, Cẩm Tiến đạt 5 tấn thóc/ha, 24 xã đạt năng suất cao. Năm 1970, tổng
diện tích gieo trồng tăng 6% so với năm 1969, sản lượng lương thực vượt kế hoạch 591
tấn. Năm 1971 tuy hạn hán nhưng 20 hợp tác xã có năng suất cao hơn năm 1970, hầu hết
diện tích cấy giống mới có năng suất cao (lúa trên dưới 30 tạ/ha, khoai lang 10 tấn/ha).
Toàn huyện Yên Hưng có 27 cơ sở chăn nuôi lợn tập thể, đàn lợn nái năm 1968 đạt
188% so với năm 1967. Đàn vịt đẻ ở các hợp tác xã Yên Đông, Minh Hà, Quyết Tiến,
(1) Xem Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Quảng Yên: Lịch sử Đảng bộ thị xã Quảng Yên (1930 - 2020),
sđd, tr.171, 172, 185, 186.