Page 175 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 175

Phaàn II: Lòch söû vaø truyeàn thoáng    175



                                                      CHƯƠNG V
                               CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
                                 VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC

                                                     (1955 - 1975)



                  I. Thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1955 - 1965)

                  1. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội (1955 - 1957)

                  Ngày 22/4/1955, quân Pháp rút khỏi thị xã Quảng Yên và huyện Yên Hưng. Trong
               niềm vui quê hương hoàn toàn giải phóng, nhân dân địa phương bắt tay vào khắc phục
               hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, xây dựng cuộc sống mới.
                  Ngày 22/02/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 22/SL thành lập khu Hồng
               Quảng, trên cơ sở hợp nhất Đặc khu Hòn Gai và tỉnh Quảng Yên (trừ các huyện Chí
               Linh, Kinh Môn, Nam Sách, Sơn Động). Đảng bộ tỉnh Quảng Yên và Đảng bộ Đặc khu
               Hòn Gai hợp thành Đảng bộ khu Hồng Quảng. Dưới sự chỉ đạo của Khu ủy Hồng Quảng,
               chính quyền và nhân dân thị xã Quảng Yên và huyện Yên Hưng bước vào chặng đường
               mới với động lực to lớn là khí thế chiến thắng giặc ngoại xâm cùng với sự trưởng thành,
               dày kinh nghiệm của tổ chức đảng nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều thách
               thức do hậu quả chiến tranh để lại và sự tàn phá của thiên tai.

                  Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng
               8/1955), Đảng bộ huyện Yên Hưng xác định nhiệm vụ cần kíp trước mắt là cứu đói và
               giải quyết nạn thất nghiệp. Trước mắt, thị xã Quảng Yên đã giúp đỡ 18.578 kg gạo,
               1.765.140 đồng và 1.649 m vải cho 2.521 người.

                  Ban cứu trợ của huyện vận động nhân dân các xã ủng hộ địa phương bị thiệt hại do
               ảnh hưởng của bão. Đến cuối tháng 10/1955, với sự giúp đỡ của nhân dân trong và ngoài
               huyện, nhân dân Hà Nam đã từng bước ổn định cuộc sống.
                  Để đẩy lùi nạn đói, huyện Yên Hưng đã triển khai Chỉ thị số 03-CT/TW của Trung
               ương về xây dựng tổ đổi công, giúp đỡ nhau trong sản xuất. Đến năm 1956, huyện đã có
               56,3% hộ tham gia các tổ đổi công. Ngoài ra, nhân dân còn đẩy mạnh khai hoang, phục
               hóa, sử dụng các biện pháp cải tạo đất để mở rộng diện tích sản xuất. Do vậy vụ chiêm
               1956, năng suất lúa và hoa màu đạt khá, sản lượng lương thực tăng, người dân không
               chỉ có đủ lương thực ăn mà còn dư ra để bán đổi lấy công cụ, hạt giống... Cùng với sản
               xuất lương thực, một số ngành nghề khác như chăn nuôi, ngư nghiệp, lâm nghiệp cũng
               từng bước được khôi phục.

                  Cũng trong năm 1956, huyện Yên Hưng tiến hành cải cách ruộng đất và đạt được một
               số kết quả trong việc phân chia tư liệu sản xuất cho nông dân.

                  Các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục đạt được một số kết quả đáng kể. Trong giáo
               dục, Ban diệt dốt từ huyện đến cơ sở được thành lập, công tác xóa mù chữ được đưa vào
               chương trình công tác của địa phương. Đến năm 1957, ngành giáo dục huyện Yên Hưng
               và thị xã Quảng Yên đã phát triển 3 loại hình: trường dân lập, tư thục và quốc lập.
   170   171   172   173   174   175   176   177   178   179   180