Page 177 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 177

Phaàn II: Lòch söû vaø truyeàn thoáng    177



                  Để khắc phục những hạn chế, Huyện ủy chủ trương nghiên cứu đặc điểm của huyện
               để có giải pháp thích hợp với thực tiễn. Khu Hồng Quảng cũng cử đoàn cán bộ gồm 8
               người do đồng chí Lê Hải phụ trách phối hợp với huyện. Phát triển phong trào hợp tác
               hóa, Huyện ủy cũng chỉ đạo mở rộng diện tích, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
               Ngày 19/5/1959, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện họp bàn việc quai đê lấn biển, vỡ hoang
               vùng đê Liên Vị; đến ngày 03/6/1959, Ban Thường vụ quyết định thành lập Tập đoàn
               khai hoang Tiền Phong, vỡ hoang được hai đầm với 700 mẫu, tạo thêm vùng trồng lương
               thực, chăn nuôi mới. Với những chủ trương kịp thời và biện pháp cụ thể nên phong trào
               hợp tác hóa nông nghiệp ở huyện có sự phát triển.
                  Cùng với khôi phục và phát triển nông nghiệp, huyện cũng chú trọng một số ngành
               tiểu thủ công nghiệp truyền thống như mộc, đóng thuyền, đan tre, đúc gang...

                  Về mặt thương nghiệp, chủ yếu là tiểu thương, Huyện ủy chủ trương cải tạo đi đôi với
               phát triển. Trong những năm 1957 - 1960, có đến 40% hộ tiểu thương chuyển sang sản
               xuất, các hợp tác xã mua bán được thành lập; năm 1959, huyện Yên Hưng có 8 cửa hàng
               tổng hợp, 7 cửa hàng liên doanh phân bón, 2 cửa hàng thịt lợn.

                  Công tác giáo dục, văn hóa, y tế được coi là bộ phận khăng khít của nhiệm vụ cải tạo
               xã hội chủ nghĩa. Trong giáo dục, địa phương tập trung thực hiện chương trình bổ túc văn
               hóa và giáo dục phổ thông. Hầu hết các xã đều có trường cấp I công lập. Đến năm học 1957 -
               1958, thành lập trường phổ thông cấp II ở Phong Cốc; công tác bình dân học vụ được đẩy
               mạnh hướng tới xóa mù chữ cho nhân dân. Lĩnh vực văn hóa tập trung vào công tác chống
               tàn dư văn hóa - xã hội cũ, xây dựng nếp sống văn hóa mới. Trong y tế, bệnh viện thị xã
               Quảng Yên mở rộng quy mô khám chữa bệnh, các đội y tế lưu động tích cực chữa bệnh
               mắt hột cho nhân dân. Phong trào thể thao, văn nghệ thu hút mạnh tầng lớp thanh niên
               tham gia; các địa điểm công cộng như thư viện, hiệu sách được mở để phục vụ nhân dân.
                  Công tác xây dựng Đảng được chú trọng, nhất là việc tổ chức sinh hoạt Đảng, kết
               nạp đảng viên mới. Ngày 19/5/1960, Đại hội Đảng bộ huyện Yên Hưng lần II được tổ
               chức. Đại hội đã bầu 22 đồng chí vào Ban Chấp hành (có 2 đồng chí dự khuyết), đồng
               chí Nguyễn Tiến Liễn được bầu làm Bí thư Huyện ủy. Tại thị xã Quảng Yên, Ban cán sự
               tiến hành công tác xem xét, đánh giá, kết nạp 62 đảng viên mới.

                  Qua 3 năm thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa
               (1958 - 1960), Đảng bộ huyện Yên Hưng và thị xã Quảng Yên đã cụ thể hóa các chỉ thị,
               nghị quyết của Trung ương và Khu ủy, bước đầu xóa bỏ tư hữu, xây dựng chế độ công
               hữu về tư liệu sản xuất, tạo tiền đề cho nhân dân tiến lên thực hiện Kế hoạch Nhà nước
               5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960) của
               Đảng đề ra.
                  3. Thực hiện Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965)

                  Từ ngày 05 - 10/9/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã diễn ra
               tại Thủ đô Hà Nội. Đây là “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất
               nước nhà”. Đại hội đã quyết định mục tiêu, nhiệm vụ chung của cách mạng cả nước,
               trong đó ở miền Bắc là tập trung đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế toàn diện, làm
               cho đời sống người dân được cải thiện.
   172   173   174   175   176   177   178   179   180   181   182